Hotline 24/7
08983-08983

Sẹo phổi do bệnh lao để lại có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Trước đây, năm 2007 tôi có bị bệnh lao phổi nhưng đã điều trị khỏi hẳn đến nay cũng đã được 12 năm và được bác sĩ cho biết có để lại sẹo phổi. Vậy giờ tôi muốn bảo vệ phổi không bị tổn thương do sẹo đó gây ra, tôi cần uống thuốc gì? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Sẹo phổi cũng như các vết sẹo ngoài da khác, hình thành do hiện tượng xơ hoá, tái cấu trúc sau khi có một tổn thương. Nếu để phòng ngừa lao phổi tái phát, cách tốt nhất là chăm sóc sức khoẻ thật tốt, nghỉ ngơi ăn uống điều độ và tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch. Đối với sẹo do lao cũ nếu không gây khó thở, ảnh hưởng sinh hoạt thì không cần phải điều trị thêm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Lao phổi âm tính về vi khuẩn học và mô học có lây không?

>> Cần chú ý những gì khi chăm sóc người bệnh lao phổi?

Sẹo phổi là các nốt trong phổi thường được phát hiện trên CT scan với hình ảnh một “đốm trắng" hoặc một "bóng mờ" trên phổi, có dạng hình tròn và mật độ chắc hơn so với nhu mô phổi bình thường.

Các nốt trong phổi thường là các vết sẹo của nhu mô phổi do tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng đã tự lành trước đó hoặc do các chất kích thích trong không khí. Đôi khi, nốt trong phổi có thể là biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn sớm.

Bệnh xơ phổi là do các tổn thương mạn tính mô bên trong phổi khiến mô phổi bị dày lên, mất tính đàn hồi và cứng hơn, từ đó tạo thành sẹo. Các sẹo hình thành sâu bên trong phổi còn được gọi là xơ phổi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hô hấp.

Nguyên nhân gây xơ phổi, sẹo phổi

Có rất nhiều lý do tạo thành các sẹo trong mô phổi, nếu bị xơ phổi thì có thể là do một trong những lý do sau đây:

Do mắc phải những căn bệnh như lao, viêm phổi, nhồi máu phổi, bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, bệnh mô liên kết, viêm gan siêu vi C… Những căn bệnh này đều có khả năng gây tổn thương lên phổi và làm hình thành xơ phổi.

Do tiếp xúc với các hóa chất, hơi độc hay hít phải các loại chất như silica, asbestos, bụi than ở hầm mỏ, beryl…

Do tiếp xúc với tia xạ.

Do sứ dụng các thuốc aminodarone, bleomycine, busulfan, nitrofurantoin, methotrexate, penicilamine hay các chất kích thích như ma túy.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X