Hotline 24/7
08983-08983

Quy trình xử lý phơi nhiễm HIV?

Em bị 1 vết xước và nghi có nguy cơ nên em cần biết thông tin về quy trình khám chống phơi nhiễm để chuẩn bị tốt ạ.

Em bị 1 vết xước và nghi có nguy cơ nên em cần biết thông tin về quy trình khám chống phơi nhiễm để chuẩn bị tốt ạ. Em cảm ơn bác sĩ. (T.N. - TPHCM)

Chào bạn,

Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp Dịch vụ Y tế - AloBacsi.com. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Trong cuộc sống bạn có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp bạn hoặc người thân hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Hình minh họa. Nguồn Internet

Quy trình xử lý

* Trước tiên, bạn hãy xử lý vết thương tại chỗ:

Với tổn thương da chảy máu:
- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
- Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn.
- Rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi:
- Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%
- Xúc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.

* Sau đó, bạn hãy đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:

Nguy cơ cao:
- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

Nguy cơ thấp:
- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.

Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Mời xem thêm: Không phải mọi trường hợp phơi nhiễm đều sẽ nhiễm HIV      

AloBacsi khuyên bạn nên đến trực tiếp BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM để kịp thời đánh giá, xử lí và điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV (ARV).

Thân ái,

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh OnlineHỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Gửi câu hỏi tới địa chỉ Fanpage: AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

› Để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ, từ 17 -19g - Hotline: 08983 08983 - 08 6680 0367

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X