Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp nào điều trị sỏi thận 24mm hiệu quả nhất?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, tôi mới siêu âm thận có sỏi 24mm. Xin bác sĩ cho biết nên dùng phương pháp điều trị nào tốt nhất? Tôi điều trị ở Bệnh viện Long An ổn không, hay lên Bệnh viện Bình Dân chuyên khoa hơn? Xin cám ơn!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Interet

Chào bạn,

Kích thước sỏi của bạn khá lớn, uống thuốc sẽ không có hiệu quả, tán sỏi ngoài cơ thể cũng khó tán nổi, mà cần phải can thiệp lấy sỏi. Tuy nhiên, lấy sỏi bằng cách nào thì bác sĩ phải dựa thêm nhiều thông tin như vị trí của thể của sỏi (đài bể thận, niệu quản), thận có ứ nước không, chức năng thận, có các bệnh về đông máu hay bệnh lý tim mạch kèm theo... mà bác sĩ lựa chọn phương pháp nào an toàn nhất và tốt nhất cho bạn.

Bên cạnh mổ hở lấy sỏi, hiện nay còn phương pháp mổ nội soi trong điều trị sỏi thận cho bệnh nhân. Mổ nội soi trong điều trị sỏi thận có thể là tán sỏi nội soi ngược dòng (dùng ống soi niệu quả đưa từ niệu đạo lên bàng quang, lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi sau đó phá vụng sỏi bằng laser hoặc khí nén rồi lấy bơm rửa hết sỏi), hoặc nội soi lấy sỏi thận qua da (tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài), hoặc phẫu thuật nội soi lấy sỏi (dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài). Mổ nội soi thì ít xâm lấn hơn so với mổ hở, ít chảy máu, thời gian phục hồi nhanh hơn, chi phí cũng cao hơn.

Bạn nên bàn bạc với bác sĩ đang điều trị bệnh cho bạn ở Bệnh viện Long An, xem khả năng mổ lấy sỏi tại Bệnh viện Long An hiện nay ra sao, trước khi quyết định lên Bệnh viện Bình Dân, vì bệnh viện thành phố quá tải nên cũng ở đâu cũng có ưu khuyết điểm đi kèm.

Thân mến.

 

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô.

Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định, chẳng hạn như canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni). Chế độ ăn uống có lượng protein cao và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn nếu có bệnh gút, sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu...

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X