Phụ nữ mang thai nên chăm sóc răng miệng như thế nào?
Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ. Duy trì sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ có thể là điều cuối cùng mà bạn nghĩ đến sau những cơn thèm ăn và ốm nghén. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất quan trọng đối với thai phụ.
Xin chào bác sĩ,
Em đang mang thai tháng thứ 4 và rất quan tâm đến vấn đề nha khoa. Mong được bác sĩ tư vấn cách bảo vệ răng miệng trong thời gian mang thai. Xin cám ơn.
(Thu Hồng - hongthu…@gmail.com)
Thu Hồng thân mến,
Rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Thực tế cho thấy rằng, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục.
Đối với phụ nữ mang thai, thời điểm dễ thiếu hụt canxi nhất là giai đoạn thai nhi được trên 24 tuần tuổi và nhu cầu canxi lớn để phục vụ cho quá trình hình thành hệ xương. Vì thế, việc theo dõi và chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này là đặc biệt quan trọng.
Các dịch vụ nha khoa khác như niềng răng - chỉnh nha, răng sứ thẩm mỹ, hàn trắm răng… bạn nên thực hiện và hoàn thành trước khi bước vào giai đoạn mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, thai phụ rất dễ mắc bệnh sâu răng do mất men răng hoặc mòn răng do lượng nước bọt giảm mạnh kéo theo chất làm chắc và bảo vệ men răng trong nước bọt cũng giảm theo.
Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm, nghiêm trọng nhất đó là phải nhổ bỏ.
Để giúp giảm thiểu nguy cơ mài mòn răng và sâu răng, Thu Hồng có thể thử các cách như sau nhé:
- Không nên đánh răng ngay sau khi nôn. Những acid mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng của bạn và sự chà xát mạnh của bạn khi chải có thể làm xước men răng, dẫn đến các tổn hại khác. Bạn có thể đợi một giờ đồng hồ sau khi nôn rồi hãy đánh răng.
- Súc miệng với nước sau khi nôn.
- Bôi kem đánh răng lên răng hoặc sử dụng nước súc miệng.
Bên cạnh vấn đề về răng, nướu có thể nhạy cảm hơn. Điều này là do sự gia tăng mức nội tiết tố khiến nướu răng phản ứng mạnh hơn với các kích thích do vi khuẩn trong mảng bám gây ra.
Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng được gọi là viêm nướu. Viêm nướu dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Các dấu hiệu của viêm nướu bao gồm đỏ, sưng nướu và chảy máu. Tuy nhiên, viêm nướu có thể điều trị được nhờ đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.
Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu có thể khiến nướu và răng của bạn bị những thương tổn vĩnh viễn và bạn có thể phải nhổ bỏ răng.
Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, giảm bớt các đồ ăn thức uống có đường. Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là khám răng định kỳ để được bác sĩ cho những lời khuyên trong suốt quá trình mang thai nhé.
Trân trọng.
Em đang mang thai tháng thứ 4 và rất quan tâm đến vấn đề nha khoa. Mong được bác sĩ tư vấn cách bảo vệ răng miệng trong thời gian mang thai. Xin cám ơn.
(Thu Hồng - hongthu…@gmail.com)
Chăm sóc răng miệng trong quá trình mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Thực tế cho thấy rằng, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục.
Đối với phụ nữ mang thai, thời điểm dễ thiếu hụt canxi nhất là giai đoạn thai nhi được trên 24 tuần tuổi và nhu cầu canxi lớn để phục vụ cho quá trình hình thành hệ xương. Vì thế, việc theo dõi và chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này là đặc biệt quan trọng.
Các dịch vụ nha khoa khác như niềng răng - chỉnh nha, răng sứ thẩm mỹ, hàn trắm răng… bạn nên thực hiện và hoàn thành trước khi bước vào giai đoạn mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, thai phụ rất dễ mắc bệnh sâu răng do mất men răng hoặc mòn răng do lượng nước bọt giảm mạnh kéo theo chất làm chắc và bảo vệ men răng trong nước bọt cũng giảm theo.
Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm, nghiêm trọng nhất đó là phải nhổ bỏ.
Để giúp giảm thiểu nguy cơ mài mòn răng và sâu răng, Thu Hồng có thể thử các cách như sau nhé:
- Không nên đánh răng ngay sau khi nôn. Những acid mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng của bạn và sự chà xát mạnh của bạn khi chải có thể làm xước men răng, dẫn đến các tổn hại khác. Bạn có thể đợi một giờ đồng hồ sau khi nôn rồi hãy đánh răng.
- Súc miệng với nước sau khi nôn.
- Bôi kem đánh răng lên răng hoặc sử dụng nước súc miệng.
Bên cạnh vấn đề về răng, nướu có thể nhạy cảm hơn. Điều này là do sự gia tăng mức nội tiết tố khiến nướu răng phản ứng mạnh hơn với các kích thích do vi khuẩn trong mảng bám gây ra.
Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng được gọi là viêm nướu. Viêm nướu dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Các dấu hiệu của viêm nướu bao gồm đỏ, sưng nướu và chảy máu. Tuy nhiên, viêm nướu có thể điều trị được nhờ đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.
Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu có thể khiến nướu và răng của bạn bị những thương tổn vĩnh viễn và bạn có thể phải nhổ bỏ răng.
Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, giảm bớt các đồ ăn thức uống có đường. Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là khám răng định kỳ để được bác sĩ cho những lời khuyên trong suốt quá trình mang thai nhé.
Trân trọng.
Hải Yến (Tổng hợp)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình