Hotline 24/7
08983-08983

Những điều người bệnh động kinh nên làm và nên tránh là gì?

Câu hỏi

Theo bác sĩ, những điều người bệnh động kinh nên và không nên làm là gì?

Trả lời
Người bệnh động kinh. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Vương Lộc thân mến,
Người bệnh động kinh không nên làm những việc sau:

- Tài xế lái xe

- Bơi lội, đi tàu, đánh bắt cá…

- Làm việc trên cao: xây dựng, sửa chữa điện, trèo cây, sơn tường…

- Vận hành máy móc: máy cắt cỏ, máy cưa…

- Không đi vào khu vực có máy móc đang hoạt động

- Làm bếp…

Người bệnh động kinh có thể làm những việc sau:

- Văn phòng

- Những nơi ít có vật sắc nhọn

- Lau dọn…

Bản chất cơn động kinh không nguy hiểm nhưng hậu quả của nó nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân chấn thương do té ngã, do đó cần làm việc ở môi trường an toàn.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Người bệnh động kinh cần quan sát và mô tả kỹ cơn co giật với bác sĩ

Theo PGS.TS Ninh Thị Ứng, khi gia đình có người thân bị động kinh, bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để cho người bệnh lao động gắng sức, tránh tác nhân kích thích, stress, cần để cho người bệnh ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, người bệnh không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Ở trẻ, không nên để trẻ thức khuya, không nên đánh thức, bắt trẻ dậy đột ngột khi đang ngủ, cần hạn chế cho trẻ đi bơi, hoặc khi đi bơi phải có bố mẹ giám sát chặt chẽ, còn người lớn cũng phải có bạn đi cùng và để ý, nhằm tránh người bệnh lên cơn co giật khi đang bơi, gây nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, nên thực hiện chế độ ăn kiêng đối với trẻ ĐK kháng thuốc, là chế độ ăn giàu lipid (dầu thực vật, mỡ), protein (thịt, cá) tối thiểu và ít đường, cơm.

Đối với trường hợp người động kinh đang lên cơn co giật, không nên ôm chặt, giữ chặt, cần đặt người bệnh nằm, nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm giữa hai hàm răng để không cắn vào lưỡi, cho nới rộng cổ áo, tránh xa các vật sắc nhọn để không gây chấn thương. Đồng thời, người nhà cần quan sát cách co giật, giật bên nào trước; mắt, đầu quay sang bên nào; run giật cơ nào; hai bàn tay nắm chặt, co cứng hay ưỡn cứng, thời gian co giật. Người thân cần mô tả kỹ cơn giật, tạo điều kiện cho bác sĩ phân loại cơn động kinh và chọn thuốc kháng động kinh thích hợp.

Người bệnh cần tuân thủ điều trị của thầy thuốc, điều trị nhiều năm đến khi không có cơn co giật hàng ngày thì mới đi làm được. Trong công việc, cũng nên chọn những công việc phù hợp, tránh làm nghề lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài, làm nghề gắn với sông nước…

BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Trưởng Khoa Thần kinh - Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X