Nguyên Trưởng Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy
Những ai nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Câu hỏi
Những ai nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt? Và nếu có kết quả bình thường thì bao lâu sẽ tầm soát lần nữa?
Trả lời
Khi tầm soát ung thư, bác sĩ thường sử dụng chỉ số mặt cơ ung thư của tuyến tiền liệt - chỉ số PSA. PSA có thể hiểu là một phần của tinh dịch, được sản xuất bởi tế bào trụ của tuyến tiền liệt. Và sự tăng sinh của PSA khi có sự phá vỡ cấu trúc bình thường của tuyến tiền liệt, mức độ PSA có thể tăng theo tuổi và thể tích của tuyến tiền liệt. Việc thử PSA đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt.
Vai trò của PSA: Chẩn đoán bệnh, xác định mức độ lan rộng của bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị hay khả năng tái phát của bệnh.
Như bệnh nhân có bướu lành của tuyến tiền liệt và có các triệu chứng biểu hiện lâm sàng, có chỉ số PSA cao hơn 4, khả năng cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chỉ số PSA được sắp xếp là yếu tố độc lập, tiên đoán tốt để nhận định ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, chỉ số PSA và chụp MRI là 2 xét nghiệm ưu tiên để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, kết hợp nội soi trực tràng sinh thiết để có chẩn đoán dương tính sớm.
Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào bên trong tuyến tiền liệt. Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện và nếu không được điều trị kịp thời, khối u sẽ xâm lấn ra bên ngoài tuyến, đến các cơ quan lân cận như túi tinh, bàng quang và trực tràng. Khi đến giai đoạn cuối, các tế bào ung thư tiền liệt tuyến thường di căn tới các cơ quan như: xương, phổi, gan… |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình