Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao nhận biết thuốc có chứa corticoid?

Hôm nọ gần nhà tôi có cháu bé 2 tuổi bị hoại tử đầu ngón tay chỉ vì người thân mua kem chứa thuốc corticoid thoa mụn bóng nước trên da. Xin hỏi bác sĩ phải làm sao mới biết loại thuốc đó có chứa corticoid? Nếu lỡ sử dụng thì dấu hiệu nào cho thấy mình đã bị tác dụng phụ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Corticoid có 3 dạng tác dụng, bao gồm tác dụng ngắn, tác dụng trung bình và tác dụng kéo dài. 5 tác dụng chính có thể kể đến của Corticoid đó là: dị hóa đạm, tăng cơ sinh đường dễ làm tăng đường huyết, tăng giữ nước và muối dễ gây phù, tăng huyết áp, làm tăng hoạt tính của chất kháng vitamin D và làm giảm hấp thu canxi ở ruột.

Do đó nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng ức chế sự hoạt động của các tế bào tạo xương, làm rối loạn hệ miễn dịch, dễ gây cho bệnh nhân tình trạng nhiễm trùng. Tùy theo chỉ định của từng bệnh mà bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc thích hợp, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Có nhiều tên thuốc khác nhau có chứa corticoid. Trong đó có thể tìm thấy prednisolone, prednisone, methylprednisolone, betamethasone, dexamethasone... Những tên thuốc có âm cuối “sone” cũng nên thận trọng.

Do tác dụng của thuốc mạnh nên khi uống 2-3 viên sẽ thấy kết quả khác hẳn, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Vì thế, bệnh nhân sẽ tiếp tục uống và tình trạng ổn một cách giả tạo. Và đây là điều khiến các bệnh nhân lạm dụng, tiếp tục uống theo toa thuốc cũ. Vì vậy, sẽ đưa đến tác động rối loạn trên các cơ chế như rối loạn đường, rối loạn phân bố mỡ và nhiều ảnh hưởng không tốt.

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết tác dụng phụ của corticoid nhất là khuôn mặt bệnh nhân tròn lên. Những người có thân hình gầy nhưng tự dưng mặt tròn ra, bị giữ nước, cảm giác nặng mặt, lâu dài hơn sẽ có những phân bố mỡ ở vùng vai. Những u mỡ giờ gồ lên như lưng trâu và bụng to ra nhưng tay chân sẽ teo nhỏ lại, nhìn người mập ra nhưng rất mất cân đối. Ở những trường hợp nặng hơn sẽ gây ra hiện tượng tại lông - tóc - móng như nữ sẽ mọc ria mép, lông tay- lông chân mọc nhiều hơn.

Trân trọng!

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân
Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X