Hotline 24/7
08983-08983

Khớp gối mỏi và tê buồn, thi thoảng giật ở đùi, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi thấy 2 khớp gối rất mỏi và tê buồn, thi thoảng đùi phải còn giật giật nữa. Tôi rất khó chịu mỗi khi đi ngủ cả ban ngày và đêm. Tôi cũng thường xuyên chơi thể thao. Triệu chứng trên là bệnh gì, có nguy hiểm không? Xin cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hội chứng chân không yên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hội chứng chân không yên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hội chứng chân không yên
là chứng bệnh thần kinh, người bệnh cảm giác khó chịu chủ yếu ở hai chi dưới, thúc đẩy người bệnh phải cử động chân để giúp giảm cảm giác khó chịu. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi, nhất là trong lúc ngủ, giảm về ban ngày và khi cử động. Khi cử động hoặc làm các động tác chủ ý như cọ xát chân tay sẽ làm thuyên giảm triệu chứng.

Triệu chứng khó chịu có thể xảy ra ở toàn bộ chi dưới, nhưng hay gặp nhất là đoạn từ mắt cá chân tới đầu gối (vùng cẳng chân). Triệu chứng ở hai chi dưới thường gặp hơn, nhưng cũng có thể gặp ở hai chi trên với 48.7% các trường hợp.

Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của Hội chứng chân không yên không rõ, những trường hợp này được gọi là hội chứng chân không yên nguyên phát. Hội chứng chân không yên có thể liên quan đến các bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường và bệnh lý thần kinh ngoại vi, hoặc sử dụng một số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc chống loạn thần… có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thử một số biện pháp như hạn chế cà phê, thuốc lá và rượu, thay đổi hoặc duy trì một mô hình giấc ngủ thường xuyên, thực hiện chương trình tập thể dục và massage chân, tắm nước nóng, hoặc bằng cách sử dụng một miếng đệm nóng hoặc túi nước đá, tìm và điều trị các bệnh lý đã nêu ở trên.

Nếu vẫn không giảm thì nên khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ kê thuốc điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Hội chứng chân không yên, hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED), là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày và làm cho đi lại khó khăn.

Dấu hiệu của hội chứng chân không yên:

- Cảm giác ngứa, bỏng rát hoặc kiến bò sâu bên trong chân làm bạn khó ngủ. Cử động chân có thể giúp giảm đau tạm thời. Thường thì cả hai bên cơ thể đều bị ảnh hưởng. Bởi vì những cảm giác này có thể làm gián đoạn giấc ngủ nên bạn thường sẽ thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau.

- Một số người cũng có cảm giác bồn chồn không yên ở ngón chân, cẳng chân hoặc bàn chân khi họ ngồi xuống.

Mục tiêu của việc điều trị bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED) là làm giảm triệu chứng và cho phép bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể khuyến cáo biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Một số thuốc có tác dụng tốt hơn những thuốc còn lại, vì vậy có thể cần phải thử vài lần để tìm được loại thuốc điều trị tốt nhất. Hãy tránh sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu.

Nếu các triệu chứng nặng lên và việc điều trị không làm giảm triệu chứng, có thể bạn cần phải đén khám ở chuyên gia điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc bác sĩ nội thần kinh - người chuyên điều trị các bệnh lý của hệ thần kinh.

Hội chứng chân bồn chồn có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

- Tập thói quen ngủ tốt và hợp lý: đi ngủ đúng giờ, tại một khoảng thời gian cố định mỗi tối;
- Tập thể dục đều đặn;
- Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như dùng thuốc, tập yoga và phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp dạy bạn cách kiểm soát những đáp ứng không tỉnh táo;
- Thử các phương pháp làm giảm tạm thời cảm giác bồn chồn không yên ở chân: đi lại hoặc duỗi chân ra, tắm bồn nước nóng hoặc nước ấm, mát-xa chân hoặc chườm nóng hay chườm lạnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X