Hotline 24/7
08983-08983

Hai chân nhức nhối, day dứt trong xương, bệnh gì?

Câu hỏi

BS ơi, Không biết em mắc bệnh gì mà hai chân của em từ đầu gối trở xuống bàn chân rất nhức nhối, có cảm giác ray rứt trong xương. Đặc biệt ray rứt nhiều vào lúc từ 2 giờ sáng trở đi. Em rất khó ngủ, hiện tượng này đã 2 năm nay rồi. Khám tuyến huyện, tỉnh thì BS cho là đau khớp, uống Glusamin nhưng em có cảm giác không phải là đau khớp mà bứt rứt trong xương. Vậy xin BS cho biết hiện tượng đó là bệnh gì và nên khám ở BV nào cho phù hợp?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hội chứng chân bồn chồn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hội chứng chân bồn chồn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hội chứng chân không yên, hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn, là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được.

Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống, thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Hội chứng chân không yên có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

- Tập thói quen nghỉ ngơi hợp lý: đi ngủ đúng giờ, tại một khoảng thời gian cố định mỗi tối;

- Tập thể dục đều đặn;

- Tìm hiểu các phương pháp thư giãn, ví dụ như thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc;

- Thử các phương pháp làm giảm tạm thời cảm giác bồn chồn không yên ở chân: đi lại hoặc duỗi chân ra, tắm bồn nước nóng hoặc nước ấm, mát-xa chân hoặc chườm nóng hay chườm lạnh.

Nếu không kiểm soát được cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ thì em nên tới BV lớn có chuyên khoa Nội thần kinh để được kê toa điều trị dứt điểm bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên?

>> Chân tay bứt rứt do hội chứng chân không yên?

Loại thuốc duy nhất được chấp nhận trong điều trị bệnh RLS (Restless Leg Syndrome - Hội chứng chân không yên) là thuốc kháng dopamine – thuốc cũng được sử dụng để điều trị hội chứng Tourette và Parkinson.

Những thuốc này, bao gồm các thuốc Requip, Miraprex và Neupro, giúp tình hình dịu đi nhưng lại khá đắt. Tác dụng phụ phổ biến là gây ra cho người dùng các ảo giác, và họ được cảnh báo không nên lái xe, thao tác máy móc và leo thang.

Theo trường y Harvard, thuốc kháng dopamine dùng điều trị RLS có thể mất dần tác dụng theo thời gian. Nhiều trường hợp thấy triệu chứng quay trở lại hoặc nặng lên khi sử dụng liên tục.

Cho tới nay, không có ma thuật nào cho RLS, nhưng một số thói quen có xu hướng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng, như cafein, thuốc lá, rượu. Thuốc dị ứng không cần kê đơn, thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm cũng được xác định là nguyên nhân khởi phát RLS.

Các chuyên gia cho biết luyện tập thói quen ngủ tốt hơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng. Hãy cố định thời điểm bạn bắt đầu đi ngủ mỗi đêm, kể cả vào cuối tuần. Đồng hời hãy thức giấc vào một giờ cố định. Nên tạo sự ưu tiên cho giấc ngủ.

Cuối cùng, hãy để đôi chân bạn di chuyển như ý nó, nhưng chỉ vào thời điểm bắt đầu một ngày mới. Nghiên cứu cho thấy lối sống tĩnh ít vận động góp phần gây nên những triệu chứng của RLS. Theo Quỹ về Hội chứng chân không yên, tập thể dục thường xuyên sẽ giảm 3,3 lần khả năng mắc bệnh. Một nghiên cứu khác phát hiện hoạt động thể chất hàng ngày có thể làm giảm đến 40% triệu chứng.

Để giữ khoảng cách với chứng chân không yên, hãy đảm bảo dành 30-60 phút tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Nhưng hãy tập đơn giản thôi vì các động tác mạnh hoặc thái quá sẽ làm tình hình xấu đi. Hãy tìm những bài tập bạn yêu thích và chọn những bài vận động chú trọng đến đôi chân.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X