Khi nào thì bạn không cần làm PAP test?
Nếu bạn là người có kết quả PAP test và những test khác để xác định ung thư cổ tử cung âm tính thì bạn có thể đợi sau 5 năm sau mới cần làm lại các test này.
PAP test hay còn gọi là xét nghiệm phiến đồ âm đạo, một loại test vô cùng hữu hiệu cho việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Nếu bạn có kết quả PAP test âm tính và những test khác để xác định ung thư cổ tử cung cũng cho kết quả âm tính thì bạn có thể đợi sau 5 năm sau mới cần làm lại các test này.
Sự kết hợp của hai test phát hiện HPV (human papiloma virus - virus gây u nhú ở người) và PAP test là những test giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của một người. HPV là một virus gây ra phần lớn các ca ung thư cổ tử cung. PAP test là test phát hiện những tế bào bất thường - những dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư. Những năm gần đây, phụ nữ được khuyến cáo là nên đi kiểm tra hai tests này hàng năm, cho dù kết quả âm tính trước đó. Hoặc có thể làm lại PAP test cứ mỗi ba năm một lần.
Những phụ nữ có một hoặc nhiều lần có kết quả âm tính với HPV test đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc cổ tử cung hoặc tiền ung thư cực kỳ thấp thì có thể tiến hành làm lại test này cứ mỗi 5 năm. Đó là kết quả của một nghiên cứu gần đây của những chuyên gia dịch tễ và sức khỏe cộng đồng thuộc trường Y - đại học Albert Eistein, New York City.
Tuy nhiên không phải chuyên gia nào cũng đồng ý với kết quả trên.
Nếu bạn có kết quả PAP test âm tính và những test khác để xác định ung thư cổ tử cung cũng cho kết quả âm tính thì bạn có thể đợi sau 5 năm sau mới cần làm lại các test này.
Sự kết hợp của hai test phát hiện HPV (human papiloma virus - virus gây u nhú ở người) và PAP test là những test giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của một người. HPV là một virus gây ra phần lớn các ca ung thư cổ tử cung. PAP test là test phát hiện những tế bào bất thường - những dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư. Những năm gần đây, phụ nữ được khuyến cáo là nên đi kiểm tra hai tests này hàng năm, cho dù kết quả âm tính trước đó. Hoặc có thể làm lại PAP test cứ mỗi ba năm một lần.
Những phụ nữ có một hoặc nhiều lần có kết quả âm tính với HPV test đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc cổ tử cung hoặc tiền ung thư cực kỳ thấp thì có thể tiến hành làm lại test này cứ mỗi 5 năm. Đó là kết quả của một nghiên cứu gần đây của những chuyên gia dịch tễ và sức khỏe cộng đồng thuộc trường Y - đại học Albert Eistein, New York City.
Tuy nhiên không phải chuyên gia nào cũng đồng ý với kết quả trên.
Mối quan tâm lớn nhất về khía cạnh lâm sàng là nên kiểm tra hàng năm, bởi việc này có thể đảm bảo phát hiện và kiểm soát nhiều bệnh ung thư hơn, chẳng hạn như ung thư vú hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn chức năng sinh sản, bàng quang và ruột chứ không hẳn là mỗi ung thư cổ tử cung.
Nghiên cứu tiến hành trên 1 triệu phụ nữ vào theo dõi trong vòng 1 năm. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung giảm dần sau mỗi 5 năm ở những những người âm tính với HPV và không có tế bào âm đạo bất thường. Thậm chí không cần đến kết quả của PAP test, chỉ cần xét nghiệm HPV âm tính cũng đủ để khiến phụ nữ an tâm.
Thông thường phụ nữ sẽ nhiễm HPV trong vòng 10 năm kể từ lần đầu tiên bắt đầu hoạt động tình dục. Vì thế, nếu một người phụ nữ có kết quả HPV âm tính trong vòng 5 năm liên tục thì cơ hội ung thư xâm lấn vào tử cung sẽ rất nhỏ bởi hiếm khi xuất hiện nhiễm HPV mới ở những phụ nữ cao tuổi. Tuổi tác là một yếu tố có thể làm thay đổi cách mắc bệnh, với phụ nữ càng có tuổi thì các mỗi quan hệ của họ càng ổn định. Có nhiều bạn tình hoặc hoặc bạn tình có nhiều mối quan hệ ngoài luồng khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc HPV và dẫn đến nguy cơ cao phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên đây chỉ là lời gợi ý cho những người có ý thức cao về nguy cơ mắc bệnh. Với những phụ nữ còn đang e ngại khi đi khám và làm xét nghiệm HPV cùng PAP test thì lời khuyên chân thành từ các chuyên gia là hãy cố gắng đi khám thường xuyên.
Theo BS Đào Ngọc
Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Webmd
Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Webmd
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình