Hotline 24/7
08983-08983

Hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ cao bị ung thư phổi

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ rệt, cách phát hiện bệnh tốt nhất là tiến hành tầm soát định kỳ.

Thuốc lá, nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

- Hút thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động) là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh ung thư phổi

- Không khí ô nhiễm

- Hít khí radon, amiăng, tiền căn xạ trị vào phổi….

Không hút hoặc ngưng hút thuốc lá được xem là biện pháp phòng bệnh chủ yếu.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Không chỉ những người đang hút thuốc lá mà cả những người đã từng hút và cai thuốc lá đều có nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nguy cơ trung bình: Người từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc lá hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm.

Nguy cơ cao: Người từ 50 tuổi trở lên, hút 30 gói thuốc lá/năm (1 gói/ngày trong 30 năm hoặc 2 gói/ngày trong 15 năm).

Các triệu chứng ung thư phổi thường gặp

Cách phát hiện bệnh tốt nhất là tầm soát sớm những người có nguy cơ bị ung thư phổi vì nhìn chung, ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở một số người có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

- Đau ngực
- Ho
- Khó thở
- Khàn tiếng
- Hạch cổ

Chụp CT ngực giúp tầm soát bệnh ung thư phổi

Có 2 dạng chụp CT ngực là chụp liều thấp và liều cao.

Chụp CT ngực liều thấp: Giúp phát hiện những khối bướu nhỏ dưới 1cm mà X-quang phổi thường không thấy được.

Lưu ý:

- Người có nguy cơ trung bình: Nên chụp CT ngực liều thấp 2 năm liên tiếp và mỗi 3-5 năm
- Người có nguy cơ cao: Nên chụp CT ngực liều thấp mỗi năm

Chụp CT ngực liều cao: Giúp soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực, mổ ngực…

Theo BV Phạm Ngọc Thạch/ medihub.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X