Hotline 24/7
08983-08983

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm ngoài ở người cao tuổi có nên phẫu thuật?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Vợ tôi năm nay 67 tuổi, tuần rồi có chụp MRI khớp gối phải có kết quả như sau: - Thoái hóa khớp gối - Dập xương lồi cầu ngoài xương đùi - Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước - Rách sụn chêm ngoài. Trước đây 2 tháng vợ tôi có bị tai nạn giao thông, đầu gối đập xuống mặt đường, sưng to, uống thuốc nhưng không khỏi, đi chụp MRI mới phát hiện như trên. Với tình trạng trên mong bác sĩ vui lòng hướng dẫn giúp cách chữa trị (hiện nay có bác sĩ khuyên không nên phẫu thuật vì lớn tuổi, đến khi nào nặng quá thì thay khớp gối; có bác sĩ khuyên nên phẫu thuật để nối dây chằng). Nếu phẫu thuật/hoặc chữa trị (không phẫu thuật) thì nên thực hiện ở bệnh viện nào tốt nhất (vợ tôi có BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định). Mong được phúc đáp. Xin cám ơn bác sĩ trước.

Trả lời
Đứt dây chằng ở người cao tuổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đứt dây chằng ở người cao tuổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào chú,

Chỉ định phẫu thuật trong đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm rất linh động, phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu vận động của bệnh nhân chứ không hoàn toàn vào MRI. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ cần theo dõi kết hợp với tập luyện vật lý trị liệu tăng cường để ổn định khớp gối.

Tuổi của vợ chú cũng không phải quá lớn để chống chỉ định phẫu thuật. Nếu đi lại đau, thấy yếu gối khi đi hoặc lên xuống cầu thang không được vững, thường xuyên bị té ngã… thì nên phẫu thuật tái tạo dây chằng và xử lý sụn chêm.

Bệnh viện Gia Định có thể thực hiện phẫu thuật này, chú có thể đưa vợ đến khám BHYT và nhờ bác sĩ tại đây tư vấn cụ thể hơn tuỳ tình hình thực tế.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Dây chằng chéo trước khớp gối giữ cho phần cẳng chân của bệnh nhân không bị bán trật ra phía trước.

Khi bị đứt dây chằng chéo trước, phần mâm chày của cẳng chân có xu hướng bị bán trật ra trước lúc chạy nhảy, xoay người. Những người bị đứt dây chằng chéo trước đôi khi không biết mình bị đứt dây chằng mà chỉ thấy lâu lâu bị sụm té, nhất là khi chạy, nhảy, leo cầu thang hay khi đi nhanh và xoay người đột ngột.

Sự bán trật khớp gối của người bị đứt dây chằng chéo trước khiến việc vận động mạnh của bệnh nhân hạn chế, mặt khác khớp gối thoái hóa do khớp gối bị bán trật thường xuyên. Đó là lý do khiến các bác sĩ phải mổ để tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân.

Vai trò quan trọng nhất của dây chằng là giữ vững khớp gối. Dây chằng chéo trước dù trên hình ảnh MRI đứt bán phần nhưng nếu khớp gối mất vững khi khám sẽ có chỉ định mổ để tái tạo dây chằng.

Ngược lại, nếu trên MRI đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước nhưng bệnh nhân không có nhu cầu hoạt động thể lực mạnh, không có triệu chứng mất vững và nếu lớn tuổi thì chỉ định mổ sẽ ít khi được đặt ra.

Như vậy có thể thấy quyết định mổ dây chằng chéo trước sẽ dựa trên việc khám xem gối bệnh nhân có lỏng hay không chứ không phải dựa hoàn toàn vào MRI.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X