Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc điều trị động kinh lâu dài sẽ bị loãng xương?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Hiện tôi đang bị bệnh động kinh, tôi nghe nói nếu sử dụng thuốc động kinh trong 1 thời gian sẽ bị loãng xương. Tôi đã bị giảm chiều cao sau khi dùng thuốc rồi ạ, bị giảm 2cm chiều cao. Tôi nghĩ là ngưng thuốc động kinh càng sớm càng tốt. Tại vì tôi đã chữa trị 2 năm rồi. Khi ngưng thuốc thì tôi sẽ thực hiện các bài tập của tôi để khôi phục chiều cao ban đầu. Đối với tôi, việc hồi phục chiều cao là rất dễ. Vì trước khi dùng thuốc động kinh, tôi đã làm nhiều lần rồi mà không cần thuốc loãng xương. Giờ tôi phải làm sao ạ? Tôi lo quá. Theo bác sĩ tôi có thể ngưng thuốc được không?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Từ những năm 1960, một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc chống động kinh và việc giảm mật độ khoáng của xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện tượng này xảy ra trên 1 số đối tượng đặc biệt như: ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ăn kiêng hoặc ít vận động thể lực và do dùng các thuốc chống động kinh thế hệ cũ.

Các thuốc chống động kinh mới hiện nay chưa cho thấy có liên quan tới việc giảm mật độ khoáng của xương. Vì thế, bạn nên đến khám tại các chuyên khoa thần kinh, tâm thần để được hướng dẫn và điều trị tốt nhất.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Bệnh động kinh về lâu dài có thể làm biến đổi nhân cách, tính tình của người bệnh. Người bệnh sẽ trở nên dễ giận dữ, sống ích kỷ, độc ác, có tính thù vặt, mất trí nhớ. Điều đáng nói hơn, nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn trong bất kỳ trường hợp nào, té ngã gây chấn thương đầu, gãy xương, tai nạn giao thông… và có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời. Phụ nữ mang thai bị bệnh động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Chẩn đoán bệnh động kinh thông qua các kiểm tra, chẩn đoán sau đây: Kiểm tra thần kinh và hành vi thông qua kiểm tra khả năng vận động, hành vi và năng lực trí tuệ của người bệnh. Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc chì, thiếu máu hoặc bệnh tiểu đường có thể gây co giật.

Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não, bao gồm: Kiểm tra bệnh học thần kinh, điện não (EEG), vi tính cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), MRI chức năng (fMRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), phát xạ cắt lớp vi tính (SPECT)…

BS.CK2 Đỗ Quốc Hùng
Khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X