Điều trị bệnh Đái tháo đường: Cần cách tiếp cận mới
Đái tháo đường là căn bệnh không lây phát triển nhanh nhất vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 và hiện được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển.
Thực tế hiện nay tại Việt Nam việc điều trị vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp thất bại do người bệnh thiếu hiểu biết hoặc không hiểu rõ về căn bệnh của mình.
Điều trị Đái tháo đường: Không chỉ đơn thuần là hạ đường huyết
Hiểu biết của người bệnh về Đái tháo đường hiện nay còn nhiều hạn chế. Đa phần người bệnh chỉ biết rằng khi mắc Đái tháo đường cần duy trì đường huyết ở mức an toàn mà không biết còn có một chỉ số cũng quan trọng không kém là chỉ số HbA1c. Nồng độ HbA1c tỉ lệ thuận với nồng độ đường trong máu, nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động đường trong máu, sự nhịn ăn cũng như ăn uống chất đường (có thể xét nghiệm chỉ số này sau ăn). HbA1c tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày), do đó xét nghiệm HbA1c cho chúng ta biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng gần nhất. Chỉ số HbA1c dưới 6,5% là tốt, trên 8% là nguy cơ cao.
Sự gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin của hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Lượng oxy không đủ gây suy hô hấp tế bào, làm cho tế bào chết nhanh. Đó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng. HbA1c giảm được 1% sẽ giảm được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
AloBacsi.vn (Theo An Ninh Thủ Đô)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình