Đi khám trĩ, tình cờ phát hiện phình động mạch chủ bụng
Phình động mạch chủ bụng ít có triệu chứng nhưng khi túi phình vỡ, nguy cơ tử vong rất cao. Điều may mắn là bệnh nhân 69 tuổi đã phát hiện túi phình khi chữa trị bệnh trĩ.
Khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, BV Nhân dân 115 vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn T. H. (69 tuổi, ở Bạc Liêu) bị phình động mạch chủ bụng, mặc dù trước đó không có triệu chứng gì của bệnh này.
Lâu nay ông H. bị đi cầu ra máu, đang điều trị bệnh trĩ ở địa phương. Bác sĩ ở tỉnh cho làm một số xét nghiệm, nội soi thấy có khối u ở trực tràng nên ông được chuyển viện đến Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại đây, ông H. được siêu âm ổ bụng, siêu âm doppler mạch máu và chụp CT scan… bác sĩ phát hiện động mạch chủ bụng đoạn dưới thận có đoạn phình dài, đường kính khoảng 90mm, lòng túi phình chứa nhiều huyết khối, xơ vữa động mạch chủ bụng… Các bác sĩ quyết định phẫu thuật thay động mạch chủ bụng dưới thận và động mạch chậu.
Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân H. khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường và được xuất viện.
Bệnh phình động mạch chủ bụng có thể gây ra nhiều triệu chứng: đau bụng, đau lưng, đau bẹn nhưng phần lớn không có triệu chứng.
Một khi có biểu hiện rõ rệt thì đó là lúc túi phình đã lớn hoặc vỡ ra, người bệnh bị đau bụng từ nhẹ đến nặng, có thể có một khối sưng ở bụng, sờ được nhịp đập của túi phình. Vỡ túi phình động mạch chủ bụng là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp gây tử vong.
Qua trường hợp này, BS.CK2 Dương Văn Mười Một, Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, khuyến cáo: mọi người (nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên) nên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh lý phình/tắc mạch máu bụng và chi để có hướng điều trị sớm.
Lâu nay ông H. bị đi cầu ra máu, đang điều trị bệnh trĩ ở địa phương. Bác sĩ ở tỉnh cho làm một số xét nghiệm, nội soi thấy có khối u ở trực tràng nên ông được chuyển viện đến Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại đây, ông H. được siêu âm ổ bụng, siêu âm doppler mạch máu và chụp CT scan… bác sĩ phát hiện động mạch chủ bụng đoạn dưới thận có đoạn phình dài, đường kính khoảng 90mm, lòng túi phình chứa nhiều huyết khối, xơ vữa động mạch chủ bụng… Các bác sĩ quyết định phẫu thuật thay động mạch chủ bụng dưới thận và động mạch chậu.
Bệnh nhân Nguyễn T. H. may mắn được phát hiện sớm túi phình động mạch chủ bụng - Ảnh: Phan Nhân
Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân H. khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường và được xuất viện.
Bệnh phình động mạch chủ bụng có thể gây ra nhiều triệu chứng: đau bụng, đau lưng, đau bẹn nhưng phần lớn không có triệu chứng.
Một khi có biểu hiện rõ rệt thì đó là lúc túi phình đã lớn hoặc vỡ ra, người bệnh bị đau bụng từ nhẹ đến nặng, có thể có một khối sưng ở bụng, sờ được nhịp đập của túi phình. Vỡ túi phình động mạch chủ bụng là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp gây tử vong.
Qua trường hợp này, BS.CK2 Dương Văn Mười Một, Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, khuyến cáo: mọi người (nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên) nên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh lý phình/tắc mạch máu bụng và chi để có hướng điều trị sớm.
Theo Kim Quy - BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình