Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu, chóng mặt, nóng tính khi mắc cường giáp, có phải do tai nạn khi nhỏ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi (nam giới). Hồi nhỏ lúc 12 tuổi em có leo trèo, nhảy xuống vách hang, lúc xuống có bật người đằng sau làm cho phần đầu phía sau đập trúng vách đá, lúc đó máu ra nhiều ướt cổ áo. Em có rửa sạch vết thương bằng nước, sau đó về nhà vì sợ ba mẹ biết nên chỉ thoa dầu xanh, 1-2 bữa thấy vết thương tự lành không ra máu nữa nên em không đi khám đến giờ. Từ đó đến nay em hay bị đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, mỗi khi tập trung suy nghĩ một vấn đề gì quá dài sẽ bị đau đầu rất nhiều kèm cảm giác buồn nôn, chóng mặt nhiều giờ, thường em phải cố ngủ mới đỡ được. Ngoài ra tính tình em hay dễ nổi nóng, nhà em có gen bị nói lắp đến lớn thường tự hết, còn em 25 tuổi vẫn khó điều khiển được. Phần vết thương phía sau, em sờ vào thấy còn u, cấn nhẹ, dùng lực nhấn thì hơi nhói (cục u phía sau đầu, cách đỉnh đầu khoảng 3-4cm). Em đang điều trị bệnh cường giáp (4 năm - dùng thuốc Thyrozol 5mg). Bác sĩ cho em hỏi tình trạng em đang gặp trên có phải do tai nạn phần đầu không ạ? Cho em xin tư vấn hướng điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Chấn thương đầu là thuật ngữ để chỉ bất kỳ loại chấn thương nào ở não, sọ hoặc da đầu. Mức độ chấn thương có thể dao động từ một vết sưng nhẹ hoặc bầm tím đến chấn thương sọ não. Các chấn thương đầu thường gặp bao gồm chấn động, vỡ xương sọ và vết thương da đầu.

Thông thường những trường hợp chấn thương đầu nguy hiểm sẽ có kèm theo đau đầu nhiều, nôn ói nhều, có khoảng hôn mê và khoảng tỉnh, yếu liệt nửa người, nhìn mờ… thường xảy ra vài giờ tới vài ngày sau chấn thương. Sau thời gian này, nếu có máu tụ hoặc chấn động não nhưng không nguy hiểm tính mạng, cơ thể có thể tự điều chỉnh và hấp thu. Do đó không có chuyện đau đầu, nôn ói là do chấn thương đầu cách đây hơn 10 năm.

Tuy nhiên trong thông tin em cung cấp có vấn đề cường giáp, không rõ đã điều trị ổn định hay chưa, vì đây rất có thể là nguyên nhân dẫn tới tính tình nóng nảy, rối loạn giấc ngủ, dễ bực bội, hồi hộp. Ngoài ra, cảm giác đau đầu khi căng thẳng cũng khá thường gặp ở mọi người và không phải vấn đề nguy hiểm, các khảo sát vùng đầu như chụp MRI hay CT sọ não thường không phát hiện bất thường.

Đau đầu căng cơ có thể thuyên giảm bằng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, tập thể dục, tập thư giãn…

Nếu vẫn không cải thiện, em nên khám chuyên khoa Nội tiết và Nội thần kinh để bác sĩ kê toa hỗ trợ giảm đau em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Đau đầu là cảm giác khó chịu nhất của mỗi người, có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh, có thể là rối loạn cảm xúc, mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau hiện nay khiến số lượng người đau đầu ngày một đông và mức độ đau nặng thêm. Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng số lượng gốc tự do trong cơ thể người đau đầu, đặc biệt là người có stress kèm theo.

Đau đầu được xem là triệu chứng nhiều hơn là bệnh, không chỉ gặp trong các chuyên khoa thần kinh, tâm thần mà còn xuất hiện trong hầu hết các bệnh nội và ngoại khoa. Người ta thường dùng cụm từ đau đầu để chỉ những cảm giác khó chịu và đau ở vùng vòm sọ, phổ biến nhất là các loại đau đầu nguyên phát như: đau đầu dạng căng thẳng, đau đầu migraine, đau đầu từng cụm, đau đầu mạn tính...

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X