Hotline 24/7
08983-08983

Đau cột sống vùng thắt lưng, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị đau ở 2 bên phần cột sống vùng thắt lưng, ưỡn người về phía sau sẽ bị đau, sau khi vận động mạnh cũng bị đau. Em có mua thuốc ở nhà thuốc tây (dược sĩ cho thuốc trị giãn cơ) uống có giảm nhưng không hết. Em mong được sự giúp đỡ của y bác sĩ.

Trả lời
Đau thắt lưng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau thắt lưng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Hội chứng đau thắt lưng thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng - chậu, ở người trẻ tuổi thường do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... cũng có ít trường hợp do lệch xương chậu, vẹo cột sống, một số bệnh lý tự miễn hiếm gặp ở người trẻ... với tật lệch xương chậu thì chụp Xquang cột sống thắt lưng - cùng - chậu thẳng và nghiêng có thể nhận diện được. Do vậy, em nên khám ck cơ xương khớp, để bác sĩ thăm khám, chụp Xquang, chẩn bệnh và kê thuốc thích hợp.

Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, uống thuốc theo toa của dược sĩ, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Đau vùng thắt lưng và bàn tay trái theo cơn, bệnh gì?

Đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được tạo thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chứa các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn thương ở khu vực này có thể gây đau nhức. Cơn đau có thể cấp tính kéo dài vài ngày hoặc mạn tính.

Triệu chứng của đau thắt lưng sẽ xuất hiện khi lưng của bạn bị chấn thương. Bạn có thể có cảm giác ngứa ran hoặc rát, đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng khiến bạn không thể cử động.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng, bạn cũng có thể bị đau lan xuống chân, hông hoặc lòng bàn chân. Bàn chân của bạn cũng có thể yếu đi. Triệu chứng thường sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị hoặc trở thành mạn tính và cần điều trị kéo dài.

Đau thắt lưng có thể được hạn chế nếu bạn:

- Sử dụng thuốc được kê đơn;
- Giảm cân nếu bạn thừa cân;
- Nên tập các bài tập duỗi lưng và tăng cường sự dẻo dai mỗi ngày;
- Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi đứng hoặc mang vác.

Đau lưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn biết làm việc và vận động đúng tư thế. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn các bài tập tác động lên cơ lưng và cơ bụng làm tăng sức bền và khả năng chịu tải trọng của cơ cũng góp phần phòng ngừa đau lưng. Hãy chú ý khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn đau lưng kéo dài hoặc bị yếu cơ hai chân. Cuối cùng, bạn nên thay đổi lối sống thụ động, không ngồi một chỗ quá lâu và giảm cân; điều này không chỉ tốt cho lưng mà còn làm giảm nguy cơ của rất nhiều bệnh khác.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X