Hotline 24/7
08983-08983

Đa nhân hai thuỳ tuyến giáp và u nang giả chảy máu có liên quan với nhau?

Câu hỏi

Chào BS, Em có người nhà năm nay 54 tuổi, theo kết luận của BV Nội tiết Trung ương kết luận: 1. Đa nhân hỗn hợp hai thuỳ tuyến giáp (TIRADS 3) qua siêu âm tuyến giáp. 2. U nang giả chảy máu qua xét nghiệm chẩn đoán tế bào học tuyến giáp qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA). BS kê đơn thuốc uống, sau 15 ngày đến hút dịch tiếp. Xin BS cho em hỏi hai bệnh này có liên quan nhau không, cả hai bệnh có nguy hiểm không? Phải hút dịch bao nhiêu lần mới hết dịch? Với hai loại bệnh này nên ăn gì và uống hằng ngày là tốt nhất? Xin BS tư vấn giúp em. Em cảm ơn BS nhiều.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đa nhân hai thùy tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đa nhân hai thùy tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo như kết quả bạn cung cấp thì người nhà bạn đang bị nang giáp xuất huyết, để điều trị thường BS sẽ chỉ định chọc hút nang giáp; nếu nang lớn và tái phát nhiều lần có thể cần phẫu thuật. Nhân giáp được phân loại TIRADS 3 trên siêu âm có nguy cơ ác tính thấp, dưới 5%, thường chỉ sinh thiết khi nhân lớn trên 2,5cm.

Ở đây do chương trình không có đầy đủ thông tin về tình trạng lâm sàng, kết quả chi tiết trên siêu âm, sinh thiết nên chưa thể tư vấn cụ thể hơn. Tốt nhất, bạn nên đưa người nhà đến tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều trị giải thích cụ thể hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm ở tuyến giáp, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp.

Đây là bệnh lý thường gặp, qua khám lâm sàng phát hiện bệnh ở khoảng 4 - 7% dân số, tỷ lệ mắc phải ở nữ cao gấp 5 lần so với nam giới. Tỷ lệ phát hiện bệnh qua siêu âm cao hơn rất nhiều, từ 19 - 67%. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là từ 36 - 55 tuổi.

Hầu hết các trường hợp là nhân tuyến giáp lành tính, một tỷ lệ nhỏ phát hiện nhân có chứa tế bào ung thư. Do đó khi có biểu hiện của bệnh, cần đi khám chuyên khoa để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm bướu nhân hay là ung thư để điều trị kịp thời.

Nhân tuyến giáp có 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Thông thường bệnh nhân chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm ở gần bề mặt, còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó để phát hiện khi khám bằng tay, phải chẩn đoán bằng siêu âm. Đa số bướu nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm.

Nhân tuyến giáp lành tính cần được theo dõi thường xuyên bằng siêu âm mỗi 6-12 tháng và thăm khám lâm sàng hàng năm, có thể tiến hành xét nghiệm FT4, TSH và chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng tái phát bướu nhân và đánh giá tình trạng suy giáp để có biện pháp điều trị kịp thời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X