Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số IgG >500, IgM=0.24, liệu em có nhiễm Rubella thai kì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có một số thắc mắc mong bác sĩ giải đáp giúp: Em hiện có thai 16 tuần tuổi, con thứ 2, sức khỏe bình thường. Ngày 27/07 em có làm xét nghiệm Rubella, chỉ số IgG>500 (trị số tham chiếu<5), IgM=0.28 (trị số tham chiếu<0.75) nhưng do em không vào gặp bác sĩ đọc kết quả mà đến lần khám thai lúc 16 tuần tuổi vào ngày 20/08 thì bác sĩ mới chỉ định đi làm xét nghiệm máu lại. Kết quả IgG vẫn >500, IgM=0.24, chỉ định sẽ chọc ối vào tuần 20 thai kì. Em đang rất hoang mang, lo lắng vì không biết tỉ lệ nhiễm Rubella thai kì có cao hay không? Mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ quý bác sĩ! Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Xét nghiệm Rubella. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm Rubella. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Do bạn làm xét nghiệm Rubella trễ nên khó lý giải hàm lượng Rubella IgG cao của bạn, cũng có thể bạn đã nhiễm bệnh lâu và không ảnh hưởng đến thai, cũng có khả năng nhiễm bệnh khi mới mang thai và IgM đã trở về âm tính sau 8 tuần, trường hợp này có thể gây nhiễm Rubella cao.

Muốn xác định có thể cần xét nghiệm ối để chẩn đoán. Nếu có điều kiện bạn khám tiền sản Bệnh viện Hùng Vương để được tư vấn thêm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xét nghiệm Rubella là bắt buộc khi người phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong các kiểm tra khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi. Những thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella hay chưa từng mắc bệnh Rubella trước khi mang thai nên làm xét nghiệm Rubella.

Thời gian tốt nhất để làm xét nghiệm là khi thai đã được 7 - 10 tuần tuổi (thai trên 16 tuần thì không nên làm xét nghiệm nữa). Mục đích của xét nghiệm là để xác định kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm Rubella.

Thai phụ cần được xét nghiệm máu khi mang thai để xem có kháng thể chống virus Rubella không, vì nhiều trường hợp nhiễm Rubella nhưng không phát ban hay triệu chứng sốt phát ban có thể do nhiễm virus khác. Việc xét nghiệm này phải được tiến hành vài lần thì mới khẳng định được.

- Nếu kết quả là IgM âm tính và IgG dương tính thì bạn đã bị nhiễm Rubella trước khi mang thai hoặc đã tiêm phòng và đã được miễn dịch với virus Rubella, vì thường thì IgM sẽ dương tính nếu mới nhiễm và chuyển sang âm tính sau 8 - 10 tuần.

- Còn nếu kết quả là IgG âm tính (không có kháng thể Rubella IgG) thì có nghĩa là thai phụ không tiếp xúc với virus Rubella, được tiêm phòng nhưng không được bảo vệ chống lại nó.

- Nếu kết quả là IgM âm tính và IgG dương tính ở trẻ sơ sinh thì có nghĩa là các kháng thể IgG của người mẹ đã truyền sang em bé trong tử cung và các kháng thể này có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng Rubella trong 6 tháng đầu đời.

- Nếu kết quả là kháng thể IgM dương tính, IgG âm hoặc dương tính ở trẻ sơ sinh thì cho thấy em bé đã bị nhiễm bệnh trong khi mang thai.

Với phụ nữ mang thai, việc xét nghiệm Rubella rất quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì nếu trong thời gian này mà mẹ bị nhiễm Rubella thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con lên đến 80%, nếu thai từ 11 đến 12 tuần thì nguy cơ mắc CRS ở trẻ giảm còn 33%, nguy cơ này chỉ còn 11 - 24 % khi thai từ 13 đến 16 tuần, còn trên 16 tuần thì nguy cơ là 0%.

Nếu nhiễm Rubella lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị Rubella bẩm sinh (mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh) lên đến 90%. Do đó, việc xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella ở mẹ, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X