Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số glucose trong máu tăng cao có đáng lo ngại không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cháu năm nay 17 tuổi, sức khoẻ không tốt, thường hay bị stress, bệnh lặt vặt kéo dài. Trong ngày thường mệt mỏi, buồn ngủ. Xét nghiệm máu thấy chỉ số glucose trong máu tăng lên 160mg/dL, bình thường 70-115mg/dL; Natri 134mmMol/l; Kali 3.06 mmMol/l; NEU% 81,5N; NEU# 7,78N; LYM% 10.8L; EOS% 0,269E. Cho cháu hỏi bác sĩ là tình trạng này có đáng lo ngại không ạ? Nếu có thì cháu phải đi khám khoa nào ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đường huyết cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đường huyết cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Tình trạng sức khỏe không tốt, bệnh lặt vặt kéo dài, thường xuyên mệt mỏi kèm với đường huyết cao là điều đáng lo ngại, dù là em còn trẻ thì vẫn phải tầm soát bệnh đái tháo đường, vì có type bệnh đái tháo đường có thể khởi phát lúc tuổi còn trẻ và không trên người bị béo phì. Bác sĩ sẽ tầm soát bệnh đái tháo đường cho em bằng xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch lúc đói buổi sáng 2 lần, hoặc trắc nghiệm dung nạp glucose, hoặc kèm HbA1c, để loại trừ tình trạng đường huyết tăng cao tạm thời do stress chứ chưa phải bệnh đái tháo đường thật sự.

Mặt khác, nồng độ các chất điện giải chính trong máu của em đều thấp, bao gồm natri và kali, là điều cũng phải kiểm tra tìm nguyên nhân và xử trí thích hợp. Em cần sớm khám chuyên khoa Nội tiết, em 17 tuổi rồi thì khám ở bệnh viện người lớn, em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Đường trong máu cao (tăng đường huyết) ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc tăng đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường bao gồm cách lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất, một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, bỏ qua hoặc không uống đủ thuốc hạ đường huyết.

Điều trị tăng đường huyết rất quan trọng, vì nếu không chữa trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu như hôn mê đái tháo đường. Về lâu dài, tăng đường huyết dai dẳng, dù không quá cao, có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

Nguyên nhân đường trong máu cao:

- Bỏ qua hoặc quên tiêm insulin/uống thuốc hạ đường huyết..
- Ăn quá nhiều tinh bột so với liều insulin bạn tiêm hoặc ăn quá nhiều tinh bột nói chung.
- Bị nhiễm trùng.
- Đang bị bệnh.
- Bị căng thẳng.
- Không hoạt động hoặc tập thể dục ít hơn bình thường.
- Hoạt động thể chất quá sức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và nồng độ insulin thấp.

Phương pháp điều trị tăng đường huyết:

- Uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của bạn thông qua nước tiểu đồng thời giúp bạn tránh mất nước.
- Tập thể dục nhiều hơn. Vận động có thể giúp giảm lượng đường trong máu của bạn. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu thậm chí cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ những dạng thể dục phù hợp với bạn.
- Thay đổi thói quen ăn uống. Bạn có thể nhờ tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và loại thực phẩm bạn ăn.
- Thay đổi thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi số lượng, thời gian hoặc loại thuốc tiểu đường bạn dùng. Không tự thay đổi mà không nói chuyện với bác sĩ trước.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X