Hotline 24/7
08983-08983

Cần làm những phương pháp gì để tầm soát ung thư gan?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Cho em hỏi muốn tầm soát ung thư gan thì mình làm những gì ạ? Nội soi gan có tầm soát ung thư được không? Em tìm hiểu trên mạng thì ít thấy thông tin về phương pháp này. Nếu nội soi gan thì nội soi từ đâu vào gan ạ, và thời gian nằm viện là bao lâu? Em cảm ơn AloBacsi!

Trả lời
Tầm soát ung thư gan. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tầm soát ung thư gan. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Minh Đăng,

Muốn tầm soát ung thư gan, bạn cần làm các xét nghiệm AFP, PIKA-II và siêu âm bụng tổng quát. Hiện tại không có phương pháp nội soi gan để tầm soát ung thư gan.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ung thư gan là loại khối u ác tính được hình thành do sự phân chia vô tổ chức của các tế bào gan. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư gan xếp thứ 3 thế giới, với số bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính lên đến 16 triệu người.

Ung thư gan giai đoạn đầu thường sẽ không có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh rất khó nhận biết và dễ chủ quan. Chỉ tới khi chức năng gan đã bị suy yếu nghiêm trọng thì người bệnh mới bắt đầu nhận thức được những dấu hiệu của bệnh tật. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tầm soát ung thư gan định kỳ hàng năm để có thể phát hiện bệnh được ở giai đoạn sớm nhất và có thêm nhiều cơ hội điều trị bệnh.

Các trường hợp nên tầm soát ung thư gan:

- Người nhiễm virus viêm gan B: Hiệp hội nghiên cứu các bệnh về gan ở Mỹ khuyến cáo, nam giới nhiễm virus viêm gan B nên thực hiện tầm soát ung thư gan từ năm 40 tuổi, trong khi ở phụ nữ là từ 50 tuổi

- Những người gốc Á: Khu vực châu Á được đánh giá là có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và ung thư gan rất cao, vì vậy tầm soát Ung thư gan là cần thiết. Ở Trung Quốc, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nam giới là ung thư gan. Tại Mỹ, nó cũng là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở người Mỹ gốc Á.

- Những người gốc Phi: so với mặt bằng chung của thế giới, nam giới gốc Phi bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính có khả năng tiến triển thành ung thư gan ở độ tuổi trẻ hơn, vì vậy những đối tượng này nên tầm soát ung thư gan định kỳ từ năm 20 tuổi.

- Nam giới từ 40 tuổi nên đi tầm soát ung thư gan, nhất là những người thường xuyên uống rượu bia

- Những người có tiền sử gia đình bị ung thư gan hoặc cá nhân có xơ gan

- Người bị nhiễm HIV và/hoặc virus viêm gan C mạn tính

Và một số triệu chứng:

- Triệu chứng cơ năng: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng lao động và sinh hoạt đồng thời cảm giác đau tức, đau âm ỉ vùng gan.

- Triệu chứng thực thể: Gan to lên, có thể sờ thấy ở phía dưới bờ sườn phải và không có cảm giác đau khi sờ nắn, có các triệu chứng của xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch như gan bờ sắc, cổ trướng, lách to,…

- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao và không thường xuyên khi khối u phát triển với tốc độ nhanh ở giai đoạn đầu, da vàng sạm, đi tiểu nước màu vàng, xuất huyết dưới da do suy gan.

Các phương pháp tầm soát ung thư gan:

- Siêu âm: Một trong những phương pháp tầm soát ung thư gan siêu âm, phương pháp này giúp phát hiện khối u trong gan có kích thước từ 1cm trở lên.

- Chụp CT gan: Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết của gan từ nhiều góc độ khác nhau, tương đối rõ nét và định vị trí chính xác hơn siêu âm. Bác sĩ có thể phối hợp chụp cắt lớp vi tính với thuốc cản quang qua động mạch gan để hình ảnh được rõ nét hơn.

- Sinh thiết gan: Đây là phương pháp tầm soát chuyên sâu hơn khi người bệnh đã có khối u. Có 2 phương pháp sinh thiết là bằng kim nhỏ và kim lõi, tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

- Các xét nghiệm về chức năng gan: giúp thăm dò chức năng gan để đánh giá khả năng phẫu thuật gan như xét nghiệm nồng độ AFP trong máu. Trong điều kiện bệnh lý, AFP sẽ được tiết bởi tế bào ung thư gan, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn…

Nồng độ bình thường phải <10 ng/ml.

<200 ng/ml là tăng nhẹ: Người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư tế bào gan.

<500 ng/ml: Tăng vừa, xuất hiện ở những người ung thư gan hoặc bệnh nhân có dấu hiệu viêm gan mãn tính.

>500 ng/ml tăng rất cao: 99% là ung thư tế bào gan, hoặc ung thư tinh hoàn hay buồng trứng.


BS.CK2 Trương Thị Ái Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X