Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng tránh biến chứng bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường đang ngày một tăng cao, gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng như viêm loét nặng, cắt cụt chi, nhiễm trùng máu, thâm chí là tử vong.

Để hạn chế xuất hiện biến chứng bàn chân và các hậu quả nghiêm trọng của nó thì việc chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã hướng dẫn chăm sóc bàn chân đúng cách ở bệnh nhân đái tháo đường. 

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân. Chọn một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không?

Nếu bệnh nhân không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp

Rửa chân hàng ngày

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rửa bằng nước ấm và xà bông trung tính. Không ngâm chân quá 5 phút.

Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bôi kem vào kẽ ngón chân).

Một bệnh nhân đái tháo đường bị bỏng khi sưởi chân với đá muối

Phòng tránh các vết bỏng

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 37ºC là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng; không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; không đốt lá ngải hơ chân; tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng .
Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

Khi chân có vết chai: Không được tự ý cắt vết chai mà phải đến gặp bác sĩ

Chăm sóc móng chân: Không để móng chân mọc quá dài

- Cách cắt móng chân:

+ Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân

+ Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt

+ Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.

+ Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng

+ Phải giũa những móng chân dày

Mang giầy tất, phù hợp với chân

- Tất: Hướng dẫn người bệnh nên chọn tất bằng len hoặc cotton, tất có độn bông, mũi tất không chật, đường may nổi không thô, ráp. Tránh dùng tất cao đến đầu gố.

- Giầy:

+ Chọn giày rộng và sâu ở phần mũi, có đế cao su dày, gót không cao, đệm gót chắc chắn, buộc dây hoặc băng dán, lót trong nhẵn.

+ Nên mua giày vào buổi tối khi chân to nhất, chọn giày vừa cả chiều rộng, chiều dài, vừa cả gót và mõm. Nên đi giày da. Tránh các kiểu giày mũi nhọn hoặc gót cao.

+ Khi thử giày, người bệnh phải đo cả hai chân, đứng để thử giày

+ Không bao giờ đi giày mới cả ngày.

+ Không bao giờ được đi chân trần

Nếu chân bị nhiễm trùng: Sát trùng vết thương và đến bệnh viện khám ngay.

Giữ cho mạch máu lưu thông

- Đặt chân lên ghế theo tư thế nằm ngang khi ngồi xuống

- Không bắt chéo chân trong thời gian dài.

- Không đi những đôi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân.

- Cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe…

Có lối sống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ tốt chế độ ăn, tập luyện hợp lý, thực hiện thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ, biết cách theo dõi đường huyết, không hút thuốc lá, uống rượu bia …để quản lý tốt bệnh đái tháo đường, qua đó phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra

Nên đến gặp bác sĩ khi:

- Có vết loét mà không bắt đầu lành trong vòng 2 tuần.

- Có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đôi khi cắt.

- Có các cục chai chân, các vết xước hoặc các vấn đề khác mà không giải quyết được.

Theo VOV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X