Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp
Câu hỏi
Thưa BS, Cháu bị đi ngoài tiêu chảy 3 hôm liên tục, cứ ăn vào là sủi bụng đi ngoài, uống thuốc Bexecton có đỡ, mua thuốc tẩy giun uống nhưng đi ra phân nhão suốt, không cứng.
Trả lời
Tiêu chảy mới xuất hiện gần đây là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp với phân không lẫn đàm máu hướng nhiều đến tác nhân không do vi trùng như virus, thức ăn, thuốc, loạn khuẩn ruột. Tiêu chảy cấp không do vi trùng thì thường tự giới hạn và không cần phải dùng đến kháng sinh.
Tôi không rõ em có khám BS chưa, thuốc em đang dùng là do ai chỉ định, tính chất phân ra sao, có hành sốt gì không… mà trong toa thuốc của em có kháng sinh là biseptol (Trimethoprim), kháng sinh mà dùng không đúng có thể làm cho tình trạng loạn khuẩn ruột kéo dài gây rối loạn tiêu hóa tiếp diễn.
Hiện tại, em bị sôi bụng sau khi ăn thì coi chừng bị viêm dạ dày ruột, hơn nữa, em dùng thuốc mà không thấy đỡ thì nên tái khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra kỹ lại và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý ăn thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ, uống đầy đủ nước trong ngày.
Thân mến.
Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, cùng với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp như: đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh… Tính nguy hiểm và khả năng lây lan thành đại dịch lớn của bệnh tiêu chảy cấp đã được thực tiế kiểm nghiệm, có nhiều người đặc biệt là trẻ em đã phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Do vậy, công tác phòng chống bệnh tiêu chảy cấp cần được đề cao và nghiêm túc thực hiện: - Đẩy mạnh vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: + Ngoài ra, cần bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào; không đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối... |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình