BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn: Mẹ đi làm, tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ thế nào?
15g thứ sáu (22/2), BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình sẽ chia sẻ với chị em phụ nữ bí quyết tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng nghỉ thai sản: việc vắt sữa lưu trữ tại nhà cho bé bú, cách bảo quản sữa tại gia, nên/ không nên vắt sữa “dể dành” cho bé trong những trường hợp nào…
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà trẻ cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tất cả trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ, hơn một triệu rưỡi trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống mỗi năm.
Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi. Tuy nhiên, sau 6 tháng nghỉ thai sản, người mẹ phải trở lại với công việc, không ít bà mẹ gặp khó khăn trong việc vắt sữa lưu trữ tại nhà “để dành” cho con bú.
Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi. Tuy nhiên, sau 6 tháng nghỉ thai sản, người mẹ phải trở lại với công việc, không ít bà mẹ gặp khó khăn trong việc vắt sữa lưu trữ tại nhà “để dành” cho con bú.
Thân mời bạn đọc theo dõi phần tư vấn của BS. CK1 Trịnh Ngọc Bình để cập nhật những thông tin mới nhất về việc nuôi con bằng sữa mẹ sau giai đoạn nghỉ thai sản.
Bạn đọc hỏi qua fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời
Sau 6 tháng nghỉ thai sản, người mẹ phải trở lại với công việc nhưng chuyện nuôi con bằng sữa mẹ vẫn phải được tiếp tục. Việc vắt sữa lưu trữ tại nhà cho bé bú nên thực hiện như thế nào (mấy lần trong ngày, lượng sữa bao nhiêu)?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Chào bạn,
Trong
6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự
tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ
có thể ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ.
Có hai cách vắt sữa mẹ cho bé uống là bằng tay và bằng dụng cụ vắt sữa:
Cách vắt sữa bằng tay
- Trước
khi vắt sữa, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ly, tách, hoặc
bình đựng sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo; túi đựng sữa
chuyên dụng trường hợp bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ
phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm, sạch lau bầu vú.
- Các bước thực hiện như sau:
+ Mẹ ngồi sao cho tư thế thoải mái và giữ ly, tách hoặc bình sữa ở gần vú.
+ Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, giữ ngón tay trỏ ở phía dưới và đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C, dùng các ngón tay khác để đỡ vú.
+ Sau đó ấn nhẹ nhàng ngón cái và ngón trỏ về phía trong và vào thành ngực, lưu ý không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống dẫn sữa. Mẹ hãy thực hiện ấn vào rồi thả ra, nhiều lần cho đến khi sữa sẽ bắt đầu xuống và chảy ra.
+ Mẹ nên vắt từ 3-5 phút mỗi bên vú cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì nghỉ khoảng 1-2 phút rồi vắt tiếp lần 2 cho đến khi hết sữa. Chuyển sang bên kia và làm tương tự.
+ Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, giữ ngón tay trỏ ở phía dưới và đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C, dùng các ngón tay khác để đỡ vú.
+ Sau đó ấn nhẹ nhàng ngón cái và ngón trỏ về phía trong và vào thành ngực, lưu ý không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống dẫn sữa. Mẹ hãy thực hiện ấn vào rồi thả ra, nhiều lần cho đến khi sữa sẽ bắt đầu xuống và chảy ra.
+ Mẹ nên vắt từ 3-5 phút mỗi bên vú cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì nghỉ khoảng 1-2 phút rồi vắt tiếp lần 2 cho đến khi hết sữa. Chuyển sang bên kia và làm tương tự.
Cách vắt sữa bằng máy hút sữa
-
Trước khi vắt sữa, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ly, tách,
hoặc bình đựng sữa, vệ sinh phễu chụp vú (rửa sạch, tráng nước
sôi và để ráo); túi đựng sữa chuyên dụng trong trường hợp bảo quản trong ngăn
mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm, sạch
lau bầu vú, massage vú.
Nên chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú nhưng
vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành phễu. Khi đặt
vào, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú, sau đó tiến hành
hút sữa (có thể tiến hành hút sữa cùng lúc 2 bên vú).
Số lượng sữa vắt trong một lần
Mỗi
ngày bạn có thể vắt sữa từ 5-7 lần với số lượng ít, mỗi lần khoảng
100-150ml là đủ cho bé dùng. Tuy nhiên, số lượng sữa vắt phụ thuộc vào
nhu cầu của bé.
2. Sau khi vắt/hút sữa, nên bảo quản sữa tại nhà như thế nào? Nếu để trong tủ lạnh thì hâm nóng thế nào là đúng cách? Có hâm bằng lò vi sóng được không? Sữa để qua đêm trong tủ lạnh có dùng được nữa không?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Chào bạn,
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Chào bạn,
Bảo quản sữa mẹ được vắt ra
- Sữa sau khi vắt cần được đựng trong bình thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hay túi bảo quản sữa chuyên dụng, được dán nhãn ghi rõ ngày, giờ vắt, từ đó mẹ có thể dễ dàng biết nên cho bé dùng sữa nào trước, sữa nào dùng sau (sữa nên trữ 120ml-150ml cho 1 bình để dễ bảo quản). Khi bảo quản trong tủ lạnh tránh để sữa ở cánh cửa vì nhiệt độ không được đảm bảo, sữa có thể bị hỏng do cửa tủ đóng mở thường xuyên. Tốt nhất, sữa nên được đặt ở phía trong cùng ngăn mát tủ lạnh hoặc trên cùng của ngăn đá tủ lạnh.
- Sữa sau khi vắt cần được đựng trong bình thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hay túi bảo quản sữa chuyên dụng, được dán nhãn ghi rõ ngày, giờ vắt, từ đó mẹ có thể dễ dàng biết nên cho bé dùng sữa nào trước, sữa nào dùng sau (sữa nên trữ 120ml-150ml cho 1 bình để dễ bảo quản). Khi bảo quản trong tủ lạnh tránh để sữa ở cánh cửa vì nhiệt độ không được đảm bảo, sữa có thể bị hỏng do cửa tủ đóng mở thường xuyên. Tốt nhất, sữa nên được đặt ở phía trong cùng ngăn mát tủ lạnh hoặc trên cùng của ngăn đá tủ lạnh.
Nếu trữ trong ngăn đá tủ lạnh thì được 03 tháng. Nếu ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 độ C, một bình sữa sau khi vắt có thể dùng tốt nhất trong 4 ngày. Còn ở nhiệt độ phòng 19 - 26 độ, thì dùng tốt nhất trong 2- 4 giờ .
Cách sữ dụng sữa
- Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).
- Nếu sữa bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.
- Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì sữa đã bị hư không nên cho bé bú sữa này vì bé sẽ bị nhiểm khuẩn.
- Nếu bảo quản sữa ở ngăn đá, thì đặt sữa trong ngăn mát rồi chuyển lên ngăn đá. Thực hiện tương tự, khi muốn rã đông sữa, thì chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát một thời gian cho sữa tan đá.
Có thể hâm sữa bằng bằng lò vi sóng bằng bình plastic an toàn, trong suốt, không màu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt, vỡ. Đặt bình sữa vào lò vi sóng và bật lò trong vòng 20 giây. Khuấy đều hoặc lắc chai để phân tán nhiệt trong toàn bình sữa. Có thể nhỏ 2-3 giọt sữa lên cổ tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé uống vì sữa hâm từ lò vi sóng thường rất nóng ở bên trong, còn bên ngoài thì rất nguội đồng thời lắc đều chai sữa trước khi cho bé bú.
Nhưng tốt nhất không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ, vì làm mất vitamin và khoáng chất trong sữa. Hơn nữa với loại bình không chịu nhiệt khi đưa vào lò vi sóng sẽ rất nguy hiểm. Muốn làm nóng sữa mẹ đựng trong bình, chỉ cần ngâm bình sữa vào chén hoặc tô sứ đựng nước nóng trong vài phút là được .
*Lưu ý: Nếu bé bú sữa không hết thì bỏ đi không nên cho bé dùng lại vì bé dể bị tiêu chảy.
Cách sữ dụng sữa
- Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).
- Nếu sữa bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.
- Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì sữa đã bị hư không nên cho bé bú sữa này vì bé sẽ bị nhiểm khuẩn.
- Nếu bảo quản sữa ở ngăn đá, thì đặt sữa trong ngăn mát rồi chuyển lên ngăn đá. Thực hiện tương tự, khi muốn rã đông sữa, thì chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát một thời gian cho sữa tan đá.
Có thể hâm sữa bằng bằng lò vi sóng bằng bình plastic an toàn, trong suốt, không màu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt, vỡ. Đặt bình sữa vào lò vi sóng và bật lò trong vòng 20 giây. Khuấy đều hoặc lắc chai để phân tán nhiệt trong toàn bình sữa. Có thể nhỏ 2-3 giọt sữa lên cổ tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé uống vì sữa hâm từ lò vi sóng thường rất nóng ở bên trong, còn bên ngoài thì rất nguội đồng thời lắc đều chai sữa trước khi cho bé bú.
Nhưng tốt nhất không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ, vì làm mất vitamin và khoáng chất trong sữa. Hơn nữa với loại bình không chịu nhiệt khi đưa vào lò vi sóng sẽ rất nguy hiểm. Muốn làm nóng sữa mẹ đựng trong bình, chỉ cần ngâm bình sữa vào chén hoặc tô sứ đựng nước nóng trong vài phút là được .
*Lưu ý: Nếu bé bú sữa không hết thì bỏ đi không nên cho bé dùng lại vì bé dể bị tiêu chảy.
3. Nếu mẹ ở cơ quan, muốn gửi sữa về nhà cho con (thay vì vắt từ sáng để ở nhà) thì nên chọn dụng cụ đựng sữa như thế nào? Có dùng phích nóng lạnh để chuyển sữa được không?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Bạn thân mến,
- Sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ phòng khoảng 28-30 độ thì để được khoảng 30 phút, sau đó bắt đầu có dấu hiệu "chua" dù bạn có bảo quản rất kỹ càng. Nếu trẻ uống phải loại sữa này sẽ bị tiêu chảy.
- Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 25 độ C): sữa mẹ có "hạn sử dụng" tối đa là 6 giờ.
Do đó, nếu mẹ ở cơ quan muốn gửi sữa về nhà cho con thì nên vắt sữa ở nhiệt độ phòng dưới 25 độ sau đó dùng bình giữ nhiệt (còn gọi là phích nóng lạnh) để vận chuyển về nhà.
Theo cơ chế của bình giữ nhiệt thì bình có khả năng bảo quản được thức uống ở 2 chế độ nhiệt lạnh và nóng. Nếu trữ nước nóng thì thời gian sẽ bảo quản tốt nhất là từ khoảng 6 - 8 giờ (tùy vào điều kiện bên ngoài) và sẽ giảm độ nóng theo thời gian. Còn bảo quản lạnh thì thời gian khoảng 24 giờ.
Dựa vào cơ chế của bình giữ nhiệt và nguyên tắc trữ sữa mẹ, chúng ta sẽ xem xét việc có giữ sữa mẹ trong bình giữ nhiệt hay không nhé!
- Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 25 độ C): sữa mẹ có "hạn sử dụng" tối đa là 6 giờ.
Do đó, nếu mẹ ở cơ quan muốn gửi sữa về nhà cho con thì nên vắt sữa ở nhiệt độ phòng dưới 25 độ sau đó dùng bình giữ nhiệt (còn gọi là phích nóng lạnh) để vận chuyển về nhà.
Theo cơ chế của bình giữ nhiệt thì bình có khả năng bảo quản được thức uống ở 2 chế độ nhiệt lạnh và nóng. Nếu trữ nước nóng thì thời gian sẽ bảo quản tốt nhất là từ khoảng 6 - 8 giờ (tùy vào điều kiện bên ngoài) và sẽ giảm độ nóng theo thời gian. Còn bảo quản lạnh thì thời gian khoảng 24 giờ.
Dựa vào cơ chế của bình giữ nhiệt và nguyên tắc trữ sữa mẹ, chúng ta sẽ xem xét việc có giữ sữa mẹ trong bình giữ nhiệt hay không nhé!
4. Có mẹ bảo quản sữa bằng cách làm đông đá, sau đó rã đông và hâm nóng. Như vậy có ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong sữa không?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết.
Nếu sữa được bảo quản, rã đông, hâm nóng đúng cách thì sẽ không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Nếu sữa được bảo quản, rã đông, hâm nóng đúng cách thì sẽ không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong sữa.
5. Trường hợp bé bú sữa “để dành” như vậy và bị tiêu chảy, sau khi khỏi tiêu chảy thì có tiếp tục hình thức này được không? Mẹ cần lưu ý gì để tránh cho bé bị tiêu chảy lần nữa?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Trẻ uống sữa trữ đông bị tiêu chảy là do rất nhiều nguyên nhân như cách vắt sữa, bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa không được vệ sinh kỹ hoặc do bảo quản không đúng cách,…
Sau khi điều trị tiêu chảy bé vẫn có thể tiếp tục uống sữa trữ đông.
Để tránh bé bị tiêu chảy thì việc vắt sữa mẹ trữ lạnh hoặc trữ đông cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh thì mới an toàn cho trẻ:
Sau khi điều trị tiêu chảy bé vẫn có thể tiếp tục uống sữa trữ đông.
Để tránh bé bị tiêu chảy thì việc vắt sữa mẹ trữ lạnh hoặc trữ đông cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh thì mới an toàn cho trẻ:
- Đầu tiên, trước khi vắt sữa, bà mẹ phải rửa tay đúng cách và vệ sinh đầu vú.
- Dụng cụ vắt sữa và đựng sữa cũng phải đảm bảo sạch sẽ và đã khử trùng.
- Ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ đông chứa sữa phải dành riêng để chứa sữa, không chứa thức ăn, thức uống khác để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang.
- Nhiệt độ của tủ lạnh ngăn mát phải giữ khoảng 4oC và trữ không quá 06 ngày, còn tủ đông phải đảm bảo ít nhất là -15oC và nhiệt độ ổn định (tránh không để sữa gần cửa vì đóng mở tủ lạnh nhiệt độ nơi đây không ổn định) và trữ đông không quá 03 tháng.
- Trước khi cho trẻ sử dụng sữa trữ đông cần kiểm tra kĩ chất lượng đảm bảo an toàn cho bé. Khi lấy sữa cho bé sử dụng, không hâm nóng bằng cách đun nóng mà nên bỏ chai hoặc túi trữ sữa vào nước ấm.
Nếu không tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên, sử dụng sữa trữ đông cho con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và nguy cơ bé nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất cao. Nếu sữa đã rã đông hoặc làm ấm lại thì không được giữ lạnh hoặc đông lạnh trở lại mà nên dùng hết hoặc đổ bỏ phần thừa.
- Trước khi cho trẻ sử dụng sữa trữ đông cần kiểm tra kĩ chất lượng đảm bảo an toàn cho bé. Khi lấy sữa cho bé sử dụng, không hâm nóng bằng cách đun nóng mà nên bỏ chai hoặc túi trữ sữa vào nước ấm.
Nếu không tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên, sử dụng sữa trữ đông cho con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và nguy cơ bé nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất cao. Nếu sữa đã rã đông hoặc làm ấm lại thì không được giữ lạnh hoặc đông lạnh trở lại mà nên dùng hết hoặc đổ bỏ phần thừa.
6. Cách nhận biết sữa đã hỏng, không nên dùng cho bé?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Cách nhận biết sữa đã hỏng như sau:
- Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì sữa đã bị hư, không nên cho bé bú sữa này vì bé sẽ bị nhiiễm khuẩn.
- Ngửi thấy mùi hôi.
- Sữa nổi váng: khi lắc sữa vẫn thấy váng trôi nổi trên bề mặt thì sữa đã bị hỏng.
- Sữa có vị khác lạ.
- Sữa được bảo quản quá thời gian 03 tháng.
- Bé không chịu bú khi đưa sữa vào.
- Ngửi thấy mùi hôi.
- Sữa nổi váng: khi lắc sữa vẫn thấy váng trôi nổi trên bề mặt thì sữa đã bị hỏng.
- Sữa có vị khác lạ.
- Sữa được bảo quản quá thời gian 03 tháng.
- Bé không chịu bú khi đưa sữa vào.
7. Hiện nay có những sản phẩm nào hỗ trợ việc vắt sữa này? (máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, áo hút sữa…)
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
- Máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa:
Nên chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú nhưng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành phễu. Khi đặt vào, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú.
- Áo hút sữa :
+ Lựa chọn áo ngực phù hợp, việc này rất quan trọng vì áo ngực phải vừa mới có tác dụng áp chặt phiễu vào đầu vú. Nên dùng loại áo ngực có đầu mở tiện việc nhét phiễu hút và lấy phiễu ra.
Nên chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú nhưng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành phễu. Khi đặt vào, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú.
- Áo hút sữa :
+ Lựa chọn áo ngực phù hợp, việc này rất quan trọng vì áo ngực phải vừa mới có tác dụng áp chặt phiễu vào đầu vú. Nên dùng loại áo ngực có đầu mở tiện việc nhét phiễu hút và lấy phiễu ra.
+ Xác định vị trí đầu ti trên áo ngực.
+ Dùng kéo rạch 1 đường đủ để nhét phễu hút.
+ Dùng kéo rạch 1 đường đủ để nhét phễu hút.
8. Xin bác sĩ hướng dẫn cách vắt sữa thủ công và bằng máy/dụng cụ? Nếu vắt không ra sữa thì có nên tiếp tục không? Làm thế nào để sữa xuống nhanh? Trên mạng có thông tin uống 1 ly nước ấm trước khi vắt kích thích sữa xuống nhanh, điều này có đúng?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
- Cách vắt sữa bằng máy/ dụng cụ:
Trước khi vắt sữa, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ly, tách, hoặc bình đựng sữa, vệ sinh phễu chụp vú đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo; túi đựng sữa chuyên dụng trong trường hợp bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm, sạch lau bầu vú, massage vú.
Nên chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú nhưng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành phễu. Khi đặt vào, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú, sau đó tiến hành hút sữa (có thể tiến hành hút sữa cùng lúc 2 bên vú).
- Nếu vắt không có sữa thì mẹ nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất, khoảng 3 giờ sau vắt lại.
- Muốn sữa xuống nhanh thì nên masage nhẹ nhàng 2 bên vú.
Trước khi vắt sữa, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ly, tách, hoặc bình đựng sữa, vệ sinh phễu chụp vú đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo; túi đựng sữa chuyên dụng trong trường hợp bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm, sạch lau bầu vú, massage vú.
Nên chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú nhưng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành phễu. Khi đặt vào, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú, sau đó tiến hành hút sữa (có thể tiến hành hút sữa cùng lúc 2 bên vú).
- Nếu vắt không có sữa thì mẹ nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất, khoảng 3 giờ sau vắt lại.
- Muốn sữa xuống nhanh thì nên masage nhẹ nhàng 2 bên vú.
9. Những trường hợp nào mẹ không nên/không được vắt sữa để dành cho con bú?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Trường hợp mẹ bị bệnh và đang uống thuốc, vú bị viêm nhiễm, thức khuya, ăn uống thiếu dinh dưỡng thì không nên vắt sữa để dành cho con bú nhé.
10. Việc vắt sữa thủ công và bằng máy/dụng cụ có ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa và bầu ngực của bà mẹ không?
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Nếu vắt sữa đúng hướng dẫn kỹ thuật, vệ sinh an toàn, bảo quản tốt thì không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bầu ngực của mẹ cũng không bị ảnh hưởng khi vắt sữa nên mẹ có thể yên tâm và vắt sữa đủ, đúng kỹ thuật cho bé bú nhé. Thân mến.
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình