Hotline 24/7
08983-08983

Bó bột sau 2 tuần gãy xương có sao không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Nếu gãy xương mà sau 2 tuần hơn mới phát hiện thì còn kịp để bó bột không, hay phải mổ ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bó bột sau gãy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bó bột sau gãy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nguyên tắc để xương gãy lành lại là phải bất động thật tốt nếu không thì xương khó có thể lành được, tuỳ vào mức độ phức tạp của gãy xương mà bác sĩ sẽ chỉ định bó bột hay sử dụng dụng cụ kết hợp xương.

Em không cần quá lo lắng, có khá nhiều trường hợp gãy xương phát hiện muộn hoặc bất động không tốt phải mổ lại nhưng sau đó vẫn lành tốt, miễn sao tình trạng dinh dưỡng tại chỗ gãy còn tốt và không nhiễm trùng.

Nếu nghi ngờ gãy xương, em nên tới bệnh viện có khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương là tình trạng xương bị gãy. Bệnh gồm có bốn loại chính: di lệch, không di lệch, hở và kín.

Gãy xương di lệch và không di lệch liên quan đến kiểu xương vỡ. Trong gãy xương di lệch, xương tách ra thành hai hay nhiều phần và lệch làm cho hai đầu xương chỗ gãy không dính vào nhau. Trong gãy xương không di lệch, xương chỉ nứt một phần hoặc nứt hết theo chiều ngang, nhưng không chuyển và có thể duy trì liên kết giữa hai đầu xương gãy.

Gãy xương kín là tình trạng xương gãy nhưng không có vết thủng hay vết thương hở ra trên da. Ngược lại, gãy xương hở là tình trạng xương xuyên qua da, sau đó chỗ xương lồi có thể rút lại vào trong vết thương và không thể nhìn thấy qua da. Gãy xương hở có nguy cơ gây nhiễm trùng xương ở trong sâu.

Có rất nhiều loại gãy xương, một số loại phổ biến bao gồm:

    Gãy bong: một cơ hoặc dây chằng kéo xương lên, làm gãy nó;
    Gãy vụn: xương vỡ thành nhiều mảnh;
    Gãy ép (gãy lún): thường xảy ra trong các xương xốp ở cột sống, ví dụ như phần trước của một đốt sống có thể sụp do loãng xương;
    Gãy trật: khớp bị trật và một trong những xương của khớp bị gãy;
    Gãy cành tươi xương: gãy một phần ở bên xương, nhưng không vỡ hoàn toàn vì phần còn lại có thể uốn cong. Loại này phổ biến hơn ở trẻ em, vì xương mềm và đàn hồi hơn;
- Nứt xương: gãy một phần xương. Loại gãy xương này thường khó phát hiện (phải dùng X-quang);
- Gãy va chạm: khi xương gãy, một mảnh xương lạc chỗ khác;
- Gãy dọc: xương gãy dọc theo chiều dài xương;
- Gãy xiên: xương gãy theo đường chéo trục dọc;
- Gãy xương bệnh lý: khi một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe làm suy yếu xương, dẫn đến gãy xương (gãy xương do bệnh/tình trạng làm suy yếu xương);
- Gãy xoắn: xương gãy mà có ít nhất một phần bị xoắn;
- Gãy do mệt mỏi: phổ biến ở các vận động viên hơn. Xương gãy do các căng thẳng và sức căng lặp đi lặp lại;
- Gãy Torus (gãy bánh bơ): xương biến dạng nhưng không vỡ, phổ biến ở trẻ em;
- Gãy ngang: xương gãy theo chiều ngang.

Các triêu chứng thường gặp của gãy xương bao gồm:

- Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương;
- Bầm tím;
- Biến dạng cánh tay hoặc chân;
- Đau ở vùng bị thương, đau tăng lên khi di chuyển vùng này hoặc có áp lực đè lên;
- Mất chức năng vùng bị thương;
- Trong gãy xương hở, xương nhô ra khỏi da.

Bác sĩ thường điều trị bệnh theo một nguyên tắc cơ bản: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành.

Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.

Phẫu thuật đôi khi cũng cần thiết để điều trị gãy xương. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy, gãy “hở” hay “kín” và xương nào gãy.

Các bác sĩ sử dụng một loạt các phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:

- Băng bột cố định
- Nẹp cố định
- Kéo liên tục
- Cố định ngoài
- Mổ hở và cố định trong

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

Sau khi gỡ bỏ khuôn bột đúc hoặc nẹp, bạn nên bắt đầu hoạt động từ từ với khu vực từng tổn thương này, có thể mất từ 4-6 tuần để xương hồi phục như ban đầu. Dựa trên tình trạng xương gãy và sức khỏe tổng quát, bạn hãy thảo luận với bác sĩ những loại hoạt động và cường độ nào là an toàn cho mình. Bơi lội thường là cách tốt để phục hồi và củng cố xương.

Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp cải thiện sức mạnh xương. Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp xương khỏe mạnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X