Hotline 24/7
08983-08983

Đang bó bột gãy xương bàn chân có được hít xà đơn, nằm đẩy tạ?

Câu hỏi

Em bị gãy xương bàn chân số 5, đã được bó bột 4 ngày. Bác sĩ cho em hỏi em muốn vận động như hít xà đơn, nằm đẩy tạ... có được không ạ (nằm hoài khó chịu)? Cám ơn bác sĩ ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Gãy xương bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trong giai đoạn chờ xương lành, bạn cần bất động tối đa vùng chân gãy, nghĩa là không đi đứng chịu lực lên chân gãy, không để va đập hoặc vận động quá nhiều vị trí gãy xương.

Các hoạt động thể lực khác không ảnh hưởng đến chỗ gãy đều có thể thực hiện nhưng nên từng bước, chầm chậm để tránh té ngã bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bàn chân là một trong những bộ phận quan trọng chủ lực của chi dưới với vai trò nâng đỡ và giữ cân bằng toàn bộ cơ thể và khi di chuyển bước đi. Cấu trúc xương bàn chân bao gồm tới 26 xương lớn nhỏ khác nhau với các chức năng phục vụ cho các bộ phận gân, gót, cơ chân, xương khớp chân… khác nhau.

Gãy xương bàn chân là việc rạn, nứt hoặc các vết gãy xương tách rời, không tách rời với nhiều đường hãy khác nhau trong 26 xương thuộc phạm vi bàn chân. Bàn chân là bộ phận chịu lực chính nên khi bị gãy xương sẽ rất phức tạp và ảnh hưởng hầu hết đến khả năng vận động và đi lại của bệnh nhân gãy xương.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương bàn chân cũng như gãy các loại xương khớp khác rất phổ biến, bàn chân có thể bị gãy xương do sư tác động lực đột ngột khiến xương không chịu được áp lực, yếu tố tuổi tác di truyền hoặc các bệnh lý về xương, đặc biệt là loãng xương.

Điều trị gãy xương bàn chân gồm có các phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp sức khỏe bệnh nhân với mức độ gãy xương và tổn thương xương khác nhau mà quyết định áp dụng phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Trường hợp và cách thức áp dụng từng phương pháp cụ thể dưới đây:

Đối với phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật:

- Dùng nạng hỗ trợ: Khi bệnh nhân chỉ xuất hiện các vết nứt xương không quá nguy hiểm thì không cần tiến hành nẹp hoặc bó bột mà chỉ tiến hành dùng nạng hỗ trợ để không sử dụng lực bàn chân khi vận động và di chuyển khiến xương bàn chân nứt nhiều hơn.
- Bó bột bàn chân: Với các trường hợp gãy xương bàn chân nặng hơn nhưng không di lệch hoặc có thể áp dụng phương pháp nắn hoặc phương pháp kéo thì tiến hành kéo nắn rồi bó bột bàn chân.
- Sử dụng thuốc Tây: Các loại thuốc giảm đau, chống sưng và kháng viêm đều được chú ý sử dụng trong điều trị bảo tồn gãy xương bàn chân, trong đó sử dụng thuốc kháng viêm mạnh là được chú ý và dùng nhiều nhất.

Đối với  phương pháp điều trị phẫu thuật: Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp gãy xương bàn chân nặng có di lệch hoặc đe dọa gây ra các biến chứng nguy hiểm cho chân, đặc biệt là trong các trường hợp gãy chân bị biến dạng bàn chân. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

- Phẫu thuật chỉnh lại xương bàn chân và các mảnh gãy rời theo trật tự nhất định.
- Nối xương
- Định vị lại xương sử dụng ốc vít và các thanh kim loại vừa phải.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X