Bạn cần làm gì khi bị chó cắn?
Xử trí khi bị chó cắn phải luôn luôn bắt đầu với sự an toàn của tất cả những người có liên quan, kể cả người bị cắn, người cứu hộ, và nếu có thể, cả chú chó đã cắn người.
Các trường hợp bị chó cắn rất phổ biến ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở trẻ em và xảy ra vào mùa nóng nhiều hơn. Điều này có thể được lý giải rằng vào những ngày ấm áp, trẻ thường xuyên ra ngoài chơi và có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với những chú chó.
Xử trí khi bị chó cắn phải luôn luôn bắt đầu với sự an toàn của tất cả những người có liên quan, kể cả người bị cắn, người cứu hộ, và nếu có thể, cả chú chó đã cắn người.
Xử trí
Giữ an toàn là điều đầu tiên bạn cần chú ý tới. Bảo vệ người bị cắn và/hoặc cả chú chó đã cắn người. Di chuyển và giữ cho người và chú chó tránh xa nhau. Chó có thể cắn người vì lãnh thổ của chúng đang bị đe dọa. Nếu chủ sở hữu của chú chó ở xung quanh, hãy hướng dẫn người đó để giữ lấy chú chó. Nếu không, hãy đưa người bị cắn đến nơi an toàn. Không được bắt đầu bất cứ một biện pháp sơ cứu hoặc điều trị nào cho đến khi chắc chắn rằng chú chó sẽ không đuổi theo hoặc tấn công trở lại.
Nếu bạn không phải là người bị cắn, hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa nói chung và mang thiết bị hoặc quần áo bảo hộ cá nhân nếu có.
Kiểm soát sự chảy máu của vết thương bằng cách làm theo các bước sơ cứu phù hợp với từng vị trí bị cắn. Rất thận trọng sử dụng dây garo, trừ khi có chảy máu nghiêm trọng và luôn theo dõi chặt chẽ.
Khi đã kiểm soát được tình trạng chảy máu, hãy làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm và nếu có thể, hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Đừng ngại làm sạch bên trong vết thương. Hãy chắc chắn rửa sạch tất cả xà phòng vì có thể sẽ gây ra kích ứng sau đó. Băng vết thương bằng băng gạc sạch và khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh lên trên vết thương trước khi băng lại, nhưng điều này lại không cần thiết.
Bạn cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương sau đó như: tấy đỏ, sưng, nóng, chảy nước hoặc mủ.
Để an toàn nhất, sau khi sơ cứu vết thương, hãy đưa người bị chó cắn đến khám bác sĩ để xác định xem có cần tiêm huyết thanh kháng virus dại SAR hoặc vắc phòng bệnh dại hay không. Nếu vết cắn sâu và nghiêm trọng, có thể cần xử trí như: khâu vết thương nếu các bờ của vết cắn không thể liền lại với nhau được dễ dàng, hoặc xử lý các chấn thương cũng như dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Bất cứ chú chó hoang nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh dại. Nếu chó không thể xác định được tình trạng dại và chủ nhân không thể đưa ra bằng chứng đã tiêm phòng bệnh dại, người bị cắn cần phải đi khám bệnh. Bệnh dại luôn gây tử vong cho người nếu không được điều trị.
Xử trí khi bị chó cắn phải luôn luôn bắt đầu với sự an toàn của tất cả những người có liên quan, kể cả người bị cắn, người cứu hộ, và nếu có thể, cả chú chó đã cắn người.
Giữ an toàn là điều đầu tiên bạn cần chú ý tới. Bảo vệ người bị cắn và/hoặc cả chú chó đã cắn người. Di chuyển và giữ cho người và chú chó tránh xa nhau. Chó có thể cắn người vì lãnh thổ của chúng đang bị đe dọa. Nếu chủ sở hữu của chú chó ở xung quanh, hãy hướng dẫn người đó để giữ lấy chú chó. Nếu không, hãy đưa người bị cắn đến nơi an toàn. Không được bắt đầu bất cứ một biện pháp sơ cứu hoặc điều trị nào cho đến khi chắc chắn rằng chú chó sẽ không đuổi theo hoặc tấn công trở lại.
Nếu bạn không phải là người bị cắn, hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa nói chung và mang thiết bị hoặc quần áo bảo hộ cá nhân nếu có.
Kiểm soát sự chảy máu của vết thương bằng cách làm theo các bước sơ cứu phù hợp với từng vị trí bị cắn. Rất thận trọng sử dụng dây garo, trừ khi có chảy máu nghiêm trọng và luôn theo dõi chặt chẽ.
Khi đã kiểm soát được tình trạng chảy máu, hãy làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm và nếu có thể, hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Đừng ngại làm sạch bên trong vết thương. Hãy chắc chắn rửa sạch tất cả xà phòng vì có thể sẽ gây ra kích ứng sau đó. Băng vết thương bằng băng gạc sạch và khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh lên trên vết thương trước khi băng lại, nhưng điều này lại không cần thiết.
Bạn cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương sau đó như: tấy đỏ, sưng, nóng, chảy nước hoặc mủ.
Để an toàn nhất, sau khi sơ cứu vết thương, hãy đưa người bị chó cắn đến khám bác sĩ để xác định xem có cần tiêm huyết thanh kháng virus dại SAR hoặc vắc phòng bệnh dại hay không. Nếu vết cắn sâu và nghiêm trọng, có thể cần xử trí như: khâu vết thương nếu các bờ của vết cắn không thể liền lại với nhau được dễ dàng, hoặc xử lý các chấn thương cũng như dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Bất cứ chú chó hoang nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh dại. Nếu chó không thể xác định được tình trạng dại và chủ nhân không thể đưa ra bằng chứng đã tiêm phòng bệnh dại, người bị cắn cần phải đi khám bệnh. Bệnh dại luôn gây tử vong cho người nếu không được điều trị.
Theo Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Verywell
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình