Xử lý vết thương khi bị rắn rết, súc vật, côn trùng cắn
Xử lý vết thương khi bị rắn, súc vật, côn trùng cắn cần thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật và kịp thời….
Côn trùng hay súc vật nói chung rất hiếm khi tấn công người, ngoại trừ khi bị khiêu khích hay bị tấn công…
Súc vật cắn
Những vết thương do súc vật cắn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể gây bệnh uốn ván hoặc bệnh dại (chó, mèo)
- Cố gắng cầm máu.
- Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
- Chăm sóc vết thương.
- Nếu vết thương chảy máu, cầm máu ngay bằng cách ấn mạnh lên vết thương.
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm.
- Lau khô vết thương, dùng băng, gạc băng kỹ vết thương.
- Chích ngừa uốn ván (VAT hay SAT: huyết thanh kháng uốn ván)
- Đưa đến cơ sở y tế nếu vết thương rộng để khâu lại hoặc trong trường hợp nghi ngờ dại.
- Theo dõi vết thương nhiễm trùng, nếu có các biểu hiện: Đau nhức nhiều;Sưng đỏ nhiều;Nổi hạch ở gốc chi. Cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Chú ý: Trong trường hợp bị chó, mèo cắn, nạn nhân nên đi chích ngừa bệnh dại và cần theo dõi con vật ít nhất trong vòng 15 ngày.
Côn trùng (ong, rết, kiến, nhặng…) đốt thường thì nhẹ, có thể gây đau nhức, chỉ cần sơ cứu vết thương tại chỗ. Tuy nhiên một số người dị ứng với nọc độc (nọc ong) có thể bị sốc được gọi là sốc phản vệ.
1. Dấu hiệu nhận biết
- Nặng: Nổi mề đay toàn thân, khó thở, sốc phản vệ: tay chân lạnh, mạch nhẹ khó bắt, tiểu máu, tiểu ít, suy thận thường xảy ra ở những ngày đầu.
- Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm
- Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu:Nổi mề đay;Nạn nhân than mệt, tay chân lạnh;Tiểu đỏ, tiểu ít. Bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết
Rắn cắn
Trừ một số loài rắn có nọc độc gọi là rắn độc, còn lại là rắn lành (thường không nguy hiểm). Điều cần thiết là phải nhận dạng loại rắn đó là rắn gì để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế để điều trị bằng kháng huyết thanh phù hợp.
Rắn độc có 2 họ:Họ rắn hổ: Rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia.Họ rắn lục: Rắn lục xanh, chàm quạp
1. Dấu hiệu nhận biết
Quan sát nhanh vết cắn, các dấu hiệu sau chứng tỏ đã bị rắn độc cắn:
- Sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn
- Vết cắn có 2 dấu răng nọc
- Rắn họ lục:Dấu hiệu tại chỗ: Sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch;Rối loạn đông máu: Xuất huyết da, niêm
- Rắn họ hổ:Dấu hiệu tại chỗ ít.Dấu hiệu toàn thân: Chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.
- Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh.
- Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
3. Cách sơ cứu
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát sao như là một trường hợp bị rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ bị rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Cách sơ cứu:Cho nạn nhân nằm yên, trấn an nạn nhân. Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
4. Những việc nên tránh
Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi (Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ). Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra bởi điều này sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
5. Phòng ngừa
Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn.Tìm hiểu các loại rắn độc, nhận dạng qua hình dạng và nơi sinh sống.Phát hoang rộng xung quanh nhà.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình