Vít biến thành xương: từ nay người bị gãy xương không còn lo phải mổ lần nữa
Y học vừa có loại vít nén tự tiêu sinh học giúp người bị gãy xương không phải bị mổ lần 2, rút ngắn thời gian bình phục và tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc và sức khỏe.
Nguy hại từ không tháo nẹp, đinh vít trong cơ thể
Chị Lê Thị Oanh (Hà Nam) bị ngã gãy xương đòn vai phải và được các bác sĩ mổ đặt nẹp và bắt 6 vít cố định. Bác sĩ bảo 5 - 6 tháng sau đến tái khám để tháo vít. Nghe nói phải mổ lần 2 chị đâm sợ, mà thấy vai cũng ổn nên nấn ná mãi vẫn không đi mổ tháo vít.
Theo BS Nguyễn Mạnh Khánh (Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), trong phẫu thuật cố định xương, các vật liệu cố định bên trong bằng kim loại có giá trị giúp xương liền; giữ thẳng điểm gãy. Khi xương liền, bệnh nhân vận động tốt sẽ phải tháo dụng cụ ra do người bệnh có tâm lý sợ khi vẫn còn "vật lạ" trong cơ thể. Đặc biệt, ở trẻ em, nếu để lại đinh vít cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cũng cho rằng, bị gãy xương hở, xương nứt khi được đóng đinh cố định cần tái khám và nên tháo đinh thép sau 1 năm được gắn, để tránh những sự cố đáng tiếc.
BV Nhân dân 115 từng tiếp nhận bệnh nhân N.T.N (21 tuổi, ở Long An), vào viện với chân trái gãy quặt phía sau. Chụp X-quang thấy đinh thép cỡ chiếc đũa dài 36cm gắn ở đùi chân trái cong veo – do 5 năm trước bệnh nhân đã bị gãy đùi trái, được bác sĩ cố định đinh thép và dặn 1 năm sau quay lại bệnh viện tái khám và lấy nẹp vít ra. Nhưng bệnh nhân thấy đi đứng bình thường, lại sợ mổ lần 2 mất tiền, thời gian… nên không đến viện vì sợ mổ và sợ tốn kém. Tới khi tai nạn biến dạng đùi trái mới vào viện, và bác sĩ phải bỏ đinh cũ và thay đinh thép mới to hơn.
Theo TS-BS Nguyễn Đình Phú (Bệnh viện Nhân dân 115), viện này đã tiếp nhận bệnh nhân NTTH (32 tuổi, ở TPHCM) bị viêm xương do đinh thép gây ra. 3 năm trước bà H. bị gãy chân vì tai nạn giao thông và được cố định bằng đinh thép. 1 năm sau bà vẫn không tái khám để lấy đinh ra, tới khi chân đau nhức, đi cà nhắc, tới bệnh viện thì bác sĩ bảo đã bị viêm xương khá nặng do đinh thép, nếu để lâu xương có khả năng bị hoại tử, phải cắt bỏ, và bà buộc phải lấy đinh thép ra.
Với trường hợp viêm xương, ngoài cắt bỏ đoạn xương bị hoại tử, nếu rơi vào trường hợp viêm xương nặng thì sẽ gây nhiễm trùng, nhiễm độc các mô mềm xung quanh. Rơi vào tình huống này, buộc lòng BS phải cắt cụt chân - TS-BS Phú lưu ý.
Các chuyên gia chấn thương, chỉnh hình cho rằng, tháo đinh vít ra thì tủy xương sẽ thông, giúp xương vừa lành vừa chắc. Nếu đinh ví không được lấy ra thì phần xương gãy trước chỉ liền chứ không lành, khi bị tác động mạnh thì cả đinh và xương dễ gãy. Khi di chuyển, do chịu lực tì đè nên cơ thể tạo ra bè xương theo hướng chịu lực. Nếu đinh vít thép được lấy ra thì lực sẽ tác động lên xương - giúp xương chắc hơn, vỏ xương dày thêm, có thể chịu tác động mạnh. Nếu đinh thép chưa được lấy ra thì lực sẽ tác động lên cả đinh thép và xương. Điều này khiến xương không chắc, không chịu được lực tác động mạnh nên dễ gãy.
Thoát nỗi sợ mổ rút đinh vít trong xương
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu sinh học đang dần thay thế các vật liệu truyền thống trong phẫu thuật mang lại hiệu quả an toàn cho người bệnh, trong đó có vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magnezix mà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa giới thiệu mới đây.
Theo đó, vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magnezix là một phát minh quan trọng trên thế giới về ứng dụng vật liệu kim loại tự tiêu Magnesium trong y khoa - đặc biệt là trong ngành Chấn thương chỉnh hình.
Theo GS.TS Trần Bình Giang (Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), việc ứng dụng thành công vật liệu mới này sẽ có thêm những lựa chọn điều trị tối ưu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Việt Nam. Bệnh nhân sẽ không phải mổ lần 2 để lấy vít ra như trước, mà vít nén Magnezix sẽ tự tiêu hoàn toàn, được chuyển hoá thành xương nội sinh, rút ngắn thời gian hồi phục và tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân, tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bệnh nhân phải mổ lần 2 để lấy vít ra.
Cấu trúc vít không có mũi nên bắt ngập vào trong xương, vít không trồi lên khỏi xương gây kích thích, thích hợp sử dụng cho các gãy xương nhỏ, xương cổ bàn chân, tay, những trường hợp xương chậm liền... Vật liệu mới đảm bảo việc hỗ trợ cố định xương, làm liền xương, lại vừa tự tiêu. Sau 1-2 năm vật liệu này sẽ "tan dần" vào xương, chi phí vít nén kim loại tự tiêu sinh học tương đương các vật liệu trước đây.
Chị Lê Thị Oanh (Hà Nam) bị ngã gãy xương đòn vai phải và được các bác sĩ mổ đặt nẹp và bắt 6 vít cố định. Bác sĩ bảo 5 - 6 tháng sau đến tái khám để tháo vít. Nghe nói phải mổ lần 2 chị đâm sợ, mà thấy vai cũng ổn nên nấn ná mãi vẫn không đi mổ tháo vít.
Theo BS Nguyễn Mạnh Khánh (Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), trong phẫu thuật cố định xương, các vật liệu cố định bên trong bằng kim loại có giá trị giúp xương liền; giữ thẳng điểm gãy. Khi xương liền, bệnh nhân vận động tốt sẽ phải tháo dụng cụ ra do người bệnh có tâm lý sợ khi vẫn còn "vật lạ" trong cơ thể. Đặc biệt, ở trẻ em, nếu để lại đinh vít cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cũng cho rằng, bị gãy xương hở, xương nứt khi được đóng đinh cố định cần tái khám và nên tháo đinh thép sau 1 năm được gắn, để tránh những sự cố đáng tiếc.
BV Nhân dân 115 từng tiếp nhận bệnh nhân N.T.N (21 tuổi, ở Long An), vào viện với chân trái gãy quặt phía sau. Chụp X-quang thấy đinh thép cỡ chiếc đũa dài 36cm gắn ở đùi chân trái cong veo – do 5 năm trước bệnh nhân đã bị gãy đùi trái, được bác sĩ cố định đinh thép và dặn 1 năm sau quay lại bệnh viện tái khám và lấy nẹp vít ra. Nhưng bệnh nhân thấy đi đứng bình thường, lại sợ mổ lần 2 mất tiền, thời gian… nên không đến viện vì sợ mổ và sợ tốn kém. Tới khi tai nạn biến dạng đùi trái mới vào viện, và bác sĩ phải bỏ đinh cũ và thay đinh thép mới to hơn.
Theo TS-BS Nguyễn Đình Phú (Bệnh viện Nhân dân 115), viện này đã tiếp nhận bệnh nhân NTTH (32 tuổi, ở TPHCM) bị viêm xương do đinh thép gây ra. 3 năm trước bà H. bị gãy chân vì tai nạn giao thông và được cố định bằng đinh thép. 1 năm sau bà vẫn không tái khám để lấy đinh ra, tới khi chân đau nhức, đi cà nhắc, tới bệnh viện thì bác sĩ bảo đã bị viêm xương khá nặng do đinh thép, nếu để lâu xương có khả năng bị hoại tử, phải cắt bỏ, và bà buộc phải lấy đinh thép ra.
Với trường hợp viêm xương, ngoài cắt bỏ đoạn xương bị hoại tử, nếu rơi vào trường hợp viêm xương nặng thì sẽ gây nhiễm trùng, nhiễm độc các mô mềm xung quanh. Rơi vào tình huống này, buộc lòng BS phải cắt cụt chân - TS-BS Phú lưu ý.
Các chuyên gia chấn thương, chỉnh hình cho rằng, tháo đinh vít ra thì tủy xương sẽ thông, giúp xương vừa lành vừa chắc. Nếu đinh ví không được lấy ra thì phần xương gãy trước chỉ liền chứ không lành, khi bị tác động mạnh thì cả đinh và xương dễ gãy. Khi di chuyển, do chịu lực tì đè nên cơ thể tạo ra bè xương theo hướng chịu lực. Nếu đinh vít thép được lấy ra thì lực sẽ tác động lên xương - giúp xương chắc hơn, vỏ xương dày thêm, có thể chịu tác động mạnh. Nếu đinh thép chưa được lấy ra thì lực sẽ tác động lên cả đinh thép và xương. Điều này khiến xương không chắc, không chịu được lực tác động mạnh nên dễ gãy.
PGS.TS Chee Yu-Han và các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang mổ thị phạm tại phòng mổ kỹ thuật cao và truyền hình trực tuyến.
Thoát nỗi sợ mổ rút đinh vít trong xương
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu sinh học đang dần thay thế các vật liệu truyền thống trong phẫu thuật mang lại hiệu quả an toàn cho người bệnh, trong đó có vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magnezix mà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa giới thiệu mới đây.
Theo đó, vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magnezix là một phát minh quan trọng trên thế giới về ứng dụng vật liệu kim loại tự tiêu Magnesium trong y khoa - đặc biệt là trong ngành Chấn thương chỉnh hình.
Theo GS.TS Trần Bình Giang (Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), việc ứng dụng thành công vật liệu mới này sẽ có thêm những lựa chọn điều trị tối ưu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Việt Nam. Bệnh nhân sẽ không phải mổ lần 2 để lấy vít ra như trước, mà vít nén Magnezix sẽ tự tiêu hoàn toàn, được chuyển hoá thành xương nội sinh, rút ngắn thời gian hồi phục và tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân, tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bệnh nhân phải mổ lần 2 để lấy vít ra.
Cấu trúc vít không có mũi nên bắt ngập vào trong xương, vít không trồi lên khỏi xương gây kích thích, thích hợp sử dụng cho các gãy xương nhỏ, xương cổ bàn chân, tay, những trường hợp xương chậm liền... Vật liệu mới đảm bảo việc hỗ trợ cố định xương, làm liền xương, lại vừa tự tiêu. Sau 1-2 năm vật liệu này sẽ "tan dần" vào xương, chi phí vít nén kim loại tự tiêu sinh học tương đương các vật liệu trước đây.
Theo Uyển Hương - Gia Đình Và Xã Hội
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình