I. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Ảnh hưởng ra sao?
II. Các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung
III. Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung
IV. Viêm lộ tuyến cổ tử cung được chẩn đoán như thế nào?
V. Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và biến chứng?
Lộ tuyến cổ tử cung là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó không phải là ung thư nhưng có thể gây ra vấn đề ở phụ nữ. Cụ thể:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở những nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản
Viêm lộ tuyến cổ tử cung ít khi xuất hiện triệu chứng để người bệnh có thể nhận biết sớm, cho đến khi bạn đến gặp bác sĩ và thăm khám phụ khoa định kỳ hay kiểm tra vùng chậu. Tuy nhiên, khi triệu chứng xảy ra chúng bao gồm:
Nguyên nhân của các triệu chứng này là do các tế bào tuyến mỏng hơn các tế bào biểu mô. Chúng tiết ra nhiều chất nhờn hơn và có xu hướng dễ chảy máu.
Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng nhẹ như trên, cũng chưa đủ để khẳng định bạn bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, mà bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn, vì chúng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác cần được loại trừ hoặc điều trị như:
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung chưa được biết rõ, nhưng nó có thể là do sự biến động nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Điều này bao gồm thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc miếng dán có chứa estrogen.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung hiếm gặp ở phụ nữ sau mãn kinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung đa phần do vệ sinh kém và quan hệ tình dục không an toàn
Khám phụ khoa: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ với triệu chứng cổ tử cung đỏ, khô ráp, và chảy máu.
Xét nghiệm Pap smear: Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh, nhưng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường có các triệu chứng gần giống viêm lộ tuyến cổ tử cung. Vì vậy xét nghiệm Pap smear (còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung) có thể giúp loại trừ ung thư cổ tử cung.
Nếu bạn không có các triệu chứng và kết quả xét nghiệm Pap của bạn là bình thường, bạn có thể không cần xét nghiệm thêm.
Ngược lại, nếu bạn có các triệu chứng, chẳng hạn như đau khi quan hệ tình dục hoặc tiết dịch nhiều, bác sĩ có thể làm thêm 1 số phương pháp chẩn đoán khác.
Soi cổ tử cung: được thực hiện thông qua một thiết bị phóng đại gọi là máy soi âm đạo. Máy này sẽ chiếu một luồng ánh sáng vào âm đạo và cổ tử cung và truyền về hình ảnh được phóng đại lên rất nhiều lần giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn cổ tử cung của bạn.
Sinh thiết: Cũng tròng quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm các tế bào ung thư.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng lành tính cổ tử cung. Nếu không gây khó chịu thì không cần điều trị.
Hiện nay, việc điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được thực hiện bằng hai phương pháp chủ yếu là nội khoa và ngoại khoa. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng điều trị thích hợp.
Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc đặt âm đạo với viêm lộ tuyến cấp độ 1. Thông thường, chị em sẽ được dặn dò và hướng dẫn cách đặt thuốc, thường là vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Điều trị diệt tuyến: bằng LEEP, đốt điện, đốt laser, đốt lạnh (ni tơ lỏng). Đốt lộ tuyến phù hợp với viêm lộ tuyến độ 2, độ 3 (không áp dụng với trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai).
Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.
Trong các phương pháp trên, phương pháp LEEP vừa điều trị vừa chẩn đoán, có thể nói đây là phương pháp tốt nhất hiện nay.
Sau điều trị, bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường ngay lập tức. Tuy nhiên, ở một số người sẽ xuất hiện một số khó chịu nhẹ tương tự như kỳ kinh trong vài giờ đến vài ngày, hoặc bị chảy dịch lấm tấm trong một vài tuần.
Ngoài ra, khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài. Lộ tuyến cổ tử cung (nhất là lộ tuyến viêm) có thể hạn chế thụ thai.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý sau thủ thuật, cổ tử cung của bạn sẽ cần thời gian để chữa lành. Do đó, bạn nên tránh giao hợp ít nhất 2 tuần.