Hotline 24/7
08983-08983

Viêm khớp gây khó khăn khi vận động, mất khả năng lao động

Theo ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng đơn vị Chuyển hoá Cơ Xương Khớp, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, tình trạng này gây phá hủy cơ quan vận động của con người, dần hủy hết các khớp, hệ quả cuối cùng là mất chức năng vận động.

1. Đau khớp do viêm khớp kéo dài dai dẳng vì sao?

Những nguyên nhân, yếu tố hay thói quen nào dẫn đến viêm khớp nghiêm trọng hơn, tình trạng đau khớp không dứt, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan trả lời: Bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng, có thể có trăm loại bệnh khác nhau và chung tình trạng viêm khớp.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp có sự thay đổi. Ví dụ như trong bệnh lý tự miễn: bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau dù đều là bệnh viêm khớp tự miễn.

Ngoài ra, một bệnh viêm khớp phổ biến là gout, nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá axit uric; thoái hoá khớp và loãng xương đều là bệnh xương khớp nhưng cơ chế và nguyên nhân khác nhau, từ đó nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài mạn tính sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp chấn thương, đa số bệnh lý về cơ xương khớp đều là viêm khớp mạn tính, tái lại nhiều lần.

Trong đó, có hai vấn đề: Đầu tiên là xuất hiện các đợt viêm khớp cấp, có tình trạng đau dữ dội ở khớp kèm theo theo sưng, nóng, đỏ, đau. Các đợt viêm cấp là một phản ứng cấp của hệ miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể.

Trải qua đợt cấp, các triệu chứng sưng, nóng, đỏ không còn nhưng vẫn có cảm giác đau âm ỉ, kéo dài là biểu hiện của vấn đề viêm mạn tính. Không chỉ gặp trong cơ xương khớp, viêm mạn tính còn gặp ở các bệnh lý mạn tính nguy hiểm khác như các bệnh nội tiết, tiểu đường, ung thư… các bệnh lý này đều có chung một vấn đề là tình trạng phản ứng viêm mạn tính của cơ thể âm ỉ nhưng phá hủy khớp rất nhiều.

Vấn đề viêm khớp nghiêm trọng hơn, tình trạng đau khớp không dứt, dai dẳng phụ thuộc nhiều vào tình trạng viêm mạn tính.

2. Hậu quả của viêm khớp là bệnh nhân mất khả năng lao động, phụ thuộc gia đình

Điều gì sẽ xảy ra nếu viêm khớp không được kiểm soát tốt, cơn đau triền miên, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan trả lời: Viêm cấp và viêm mạn là hai tình trạng gây phá hủy cơ quan vận động của con người, dần hủy hết các khớp, hệ quả cuối cùng là mất chức năng vận động. Đây là vấn đề quan trọng vì gây mất khả năng lao động, bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác và dần trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

3. Bệnh đau khớp có liên quan gì đến bệnh gút không?

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan trả lời: Viêm khớp là tình trạng, triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh khớp, gout là một trong các bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý khớp viêm và có triệu chứng viêm cấp tính rất đặc hiệu, nếu không điều trị đúng mức sẽ diễn tiến thành viêm mạn nhiều nốt tophi ảnh hưởng đến toàn cơ thể, đưa đến các biến chứng rất nguy hiểm kể cả tử vong.

4. Vì sao mỗi khi đi mưa, hơi đất ẩm làm nhức các khớp xương?

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan trả lời: Khi trời mưa, nhiệt độ và áp suất khí quyển thay đổi, tác động lên hệ thống baroreceptors quanh khớp. Chính các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất sẽ làm thụ thể tiếp nhận ở khớp nhận sự ảnh hưởng của các yếu tố này từ đó gây đau.

Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh, con người có khuynh hướng kém vận động, tình trạng này góp phần vào việc gây đau khớp, quan trọng hơn là nếu trời mưa kèm theo nhiệt độ lạnh sẽ làm cô đặc hoạt dịch trong khớp, từ đó làm cứng khớp và cử động khớp khó khăn, gây đau.

Đó là các yếu tố được nghiên cứu và kết luận khi nhiệt độ thay đổi vào trời mưa sẽ làm gia tăng tình trạng đau do viêm.

5. Vận động giúp tránh mất xương, hạn chế mất cơ ở người lớn tuổi và bệnh nhân viêm khớp

Cuối cùng nhờ BS chỉ ra, những thói quen tốt người bệnh viêm khớp cần làm? Những động tác nào cần tránh xa trong sinh hoạt?

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan trả lời: Bệnh cơ xương khớp có hai yếu tố thuộc về lối sống là dinh dưỡng và vận động, đều có vai trò cực kỳ quan trọng giúp đóng góp vào điều trị, kiểm soát tốt bệnh cơ xương khớp.

Bên cạnh việc cần ăn nhiều rau, củ, quả, hạt, tăng lượng hải sản, giảm các thành phần như chất đường, chất béo không tốt cho cơ thể, người bệnh phải tập thói quen vận động vô cùng quan trọng. Vận động làm giảm tình trạng cứng khớp, làm mạnh hệ thống cơ xương khớp, tốt cho sức khỏe.

Cụ thể, khi vận động sẽ tiết ra một loạt các hormon tốt cho cơ thể như serotonin, dopamine. Bên cạnh đó, vận động giúp tránh tình trạng mất xương, hạn chế tình trạng mất cơ, đó là các vấn đề thường xảy ra trên người lớn tuổi và bệnh nhân viêm khớp.

>>> Phần 2: TOP các loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị viêm khớp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X