Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao người bệnh hội chứng ruột kích thích, điều trị vi khuẩn HP, viêm loét đại tràng cần bổ sung men vi sinh?

Hệ tiêu hóa được ví như “bộ não thứ hai" của cơ thể. Trong đó, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng để hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ, cơ thể dễ mắc phải một số bệnh lý (như viêm loét đại tràng, dạ dày do HP, hay mắc hội chứng ruột kích thích); lúc này men vi sinh sẽ trở thành “vũ khí” giúp cải thiện hiệu quả vấn đề bệnh lý mắc phải, đồng thời làm lành vết loét cũng như hỗ trợ giải quyết triệu chứng tiền viêm nhiễm nhanh chóng.

1. Hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ ra sao với hệ miễn dịch, sức khỏe? 

Hệ tiêu hóa được ví như “thành trì” của hệ miễn dịch. Nhân chương trình hôm nay, nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn: hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có mối liên quan và tương trợ cho nhau như thế nào?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Cơ thể muốn phát triển và sinh sống phải có ăn uống, dinh dưỡng. Ống tiêu hóa là một cơ quan quan trọng. Khi sinh sống, chúng ta không thể tồn tại độc lập. Trong đường ruột cũng tương tự như vậy, sẽ có nhiều vi khuẩn cộng sinh (lợi khuẩn) và sống rải rác, tồn tại không chỉ trong ống tiêu hóa mà còn có trên da, bề mặt niêm mạc (mũi, niệu dục). 

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trên từng vị trí của ống tiêu hóa, hệ vi khuẩn sẽ có những chủng loại, số lượng và thành phần khác nhau. Từ vùng hầu họng, xuống dạ dày hệ vi khuẩn là chủng khác, số lượng ít hơn và càng đi xuống (ruột non, ruột già) số lượng hệ vi khuẩn nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn.

Chính vì vai trò của hệ vi sinh đường ruột quan trọng, nên nó được xếp như cơ quan thứ 8 trong cơ thể và ví như “bộ não thứ hai”. Hệ vi sinh đường ruột có rất nhiều chức năng mà một trong số đó có liên quan đến hệ miễn dịch. 

Các nghiên cứu chỉ ra, 95% vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa. Trong đó, 85% là những vi khuẩn có lợi và chỉ 15% vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh mật độ nhiều, dày sẽ bám dính lên bề mặt của niêm mạc ruột. Một số vi khuẩn nằm trong lớp chất nhầy, một số nữa nằm trong lòng ruột, cùng hợp tác với nhau, không để bất kỳ khoảng trống cho vi khuẩn có hại xâm chiếm, sinh sống. Khi đó, vi khuẩn có lợi sẽ ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập ruột, đi vào máu. Tuy nhiên, khi có sự bất thường về tỷ lệ thành phần này sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, hệ vi khuẩn đường ruột có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy, tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, thông qua sự bài tiết kháng thể IgA và các cytokine yếu tố gây viêm, tăng tiết chất nhầy, hệ vi sinh đường ruột còn tham gia vào các chất dẫn truyền thần kinh. 

Do vậy, người ta đã thấy rằng vai trò của trục não ruột rất rõ ràng. Khi não có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, làm người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng, biểu hiện rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy bụng). Trong trường hợp đường tiêu hóa bị tổn thương (nhiễm khuẩn, các bệnh lý), tình trạng ăn uống không tiêu cũng khiến não buồn phiền… 

Đặc biệt, hệ vi sinh đường ruột còn sản xuất vitamin K và vitamin B12, tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. 

2. Bệnh lý hay yếu tố nào làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột? 

Thực tế, không phải lúc nào hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh. Xin hỏi BS, những bệnh lý hay yếu tố nào thường gặp nhất ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, tác động đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Ở mỗi độ tuổi, chủng vi sinh đường ruột cũng sẽ khác nhau. Khi hệ vi sinh mất cân bằng được gọi là dysbiotic. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (nhiễm khuẩn, có thể là nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn) gây tổn thương niêm mạc, tế bào, hàng rào bảo vệ đường ruột, làm thay đổi môi trường dẫn đến lợi khuẩn chết đi và không còn “lá chắn” để che chở cho đường ruột. 

Ngoài ra, khi chúng ta bị nhiễm khuẩn (có thể nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu hoặc bất kỳ nhiễm khuẩn nào) và phải dùng kháng sinh. Khi đó, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt cả vi khuẩn có lợi, làm mất sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

Bên cạnh đó, một số nhóm bệnh lý cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là viêm ruột, viêm loét đại tràng, viêm loét trực tràng, bệnh crohn và hội chứng ruột kích thích. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến sự mất cân bằng này đó là sự không dung nạp lactose.

3. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng tạo ra vòng luẩn quẩn với sức khỏe ra sao?

Ngược lại, khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn với sức khỏe chung của chúng ta như thế nào ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Vòng luẩn quẩn này rất khó chịu. Trục não ruột là minh chứng cho việc rối loạn hệ vi sinh đường ruột, đó là mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều. Chẳng hạn, khi chúng ta buồn phiền, stress cũng làm cho đường ruột xuất hiện các biểu hiện đi kèm, điển hình nhất là ăn không ngon miệng, đầy bụng, chướng bụng, đôi khi có tiêu chảy, táo bón. 

Ngược lại, trong một số trường hợp đường ruột bị tổn thương (ví dụ viêm loét dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy cấp, sử dụng kháng sinh) dẫn đến mất cân bằng, gây ra triệu chứng khó chịu, đầy bụng, lúc đó não cũng không hứng khởi, căng thẳng theo. 

Thực tế, cơ chế này rất phức tạp và khó hiểu. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, nếu hệ vi sinh đường ruột của chúng ta cân bằng, hệ tiêu hoá của chúng ta và sức khoẻ đều cùng khỏe mạnh. 

4. Cần giải pháp nào để cân bằng hệ si vinh đường ruột?

Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kiện toàn chức năng tiêu hóa, chúng ta có những giải pháp nào, thưa BS? 

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi có bất kỳ rối loạn về đường tiêu hóa, hầu hết các khuyến cáo là nên chọn lựa, bổ sung một số men vi sinh. Trong hệ đường ruột có hơn 500 loài khác nhau. Như vậy, không phải men vi sinh nào cũng bổ sung được. Về mặt y học, chỉ những chủng loài nào được nghiên cứu chứng minh có giá trị, tác động giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột mới lựa chọn.  

5. Men vi sinh hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, các bệnh lý dạ dày ra sao?

Men vi sinh là một trong những giải pháp quan trọng được bác sĩ đề cập. Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, men vi sinh có vai trò ra trong việc kiện toàn sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa và cả hệ miễn dịch. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến miễn dịch; bệnh mạn tính đường tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt. 

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Hội chứng ruột kích thích có 4 thể (táo bón, tiêu chảy, thể kết hợp - vừa tiêu chảy, vừa táo bón). Theo hướng dẫn mới nhất năm 2021 của Hiệp hội Tiêu hóa Anh đưa ra khuyến cáo với mức chứng cứ khá mạnh, trong hội chứng ruột kích thích bất kỳ thể nào, nếu bổ sung kèm probiotic sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Ví dụ, bệnh nhân bị thể tiêu chảy, thể táo bón có thể góp phần làm giảm tình trạng này; thể hỗn hợp thì giúp cân bằng và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị hội chứng ruột kích thích.

Đối với nhóm bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng, khi tình trạng viêm loét kéo dài sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc của đại tràng và gây mất cân bằng, từ đó không chỉ tác động tại ruột mà một số chủng vi khuẩn đi vào máu, đưa đến các biến chứng. Do vậy, bên cạnh xác định nguyên nhân để điều trị bệnh viêm loét đại tràng, khi bổ sung men vi sinh lợi khuẩn có lợi với thời gian phù hợp sẽ cải thiện tình trạng viêm. Bởi vì chúng ta biết rằng, trong các chức năng của hệ vi sinh đường ruột quan trọng nhất là làm cho hệ miễn dịch đường ruột mạnh lên, có tính kháng khuẩn, tạo ra cytokine gây viêm (thông qua cơ chế ức chế những cytokine gây viêm này) và làm lành được vết loét.

Đối với nhóm bệnh khác, ví dụ như viêm loét dạ dày có nhiễm Helicobacter pylori (HP), người ta thấy rằng khi sử dụng phác đồ để điều trị HP phải sử dụng ít nhất 2 kháng sinh. Song, việc dùng kháng sinh sẽ làm tiêu diệt cả HP và những lợi khuẩn khác, gây tác dụng phụ, người bệnh bị tiêu chảy, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng. Nếu bổ sung lợi khuẩn vào phác đồ điều trị HP 2 lần mỗi ngày, các lợi khuẩn này sẽ cạnh tranh và đẩy HP không bám dính vào niêm mạc dạ dày, dễ dàng bị kháng sinh ức chế, đồng thời giảm các tác dụng phụ của thuốc. Đó là vai trò rất mạnh và chứng minh rõ ràng về mặt y học của men vi sinh. 

Phần 2: Men vi sinh nào tác dụng vượt trội và sử dụng sao cho hiệu quả?

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng Bột men vi sinh BB536 Morinaga Nhật Bản đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này! 

Nhãn hàng được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần OmiCare

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X