Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao cơ thể thường bị đầy bụng, khó tiêu?

Theo ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115, đầy bụng, khó tiêu là vấn đề rất thường gặp. Đây không phải là một bệnh lý chuyên biệt mà có thể gặp trong các bệnh lý về ống tiêu hóa, cũng như bệnh lý về gan mật.

1. Đầy bụng, khó tiêu thường được mô tả như thế nào?

Trước tiên, xin hỏi BS, tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường được mô tả như thế nào? Ngoài biểu hiện thường thấy là căng tức vùng bụng, còn triệu chứng nào khác sẽ được gọi là đầy bụng, khó tiêu ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Đầy bụng, khó tiêu là một nhóm triệu chứng, gặp trong rất nhiều các bệnh lý tiêu hóa, không phải là một bệnh lý chuyên biệt, có thể gặp trong các bệnh lý về ống tiêu hóa cũng như bệnh lý về gan mật.

Vì vậy, hiện nay thuật ngữ đầy bụng, khó tiêu được mô tả bởi một tác giả người Mỹ vào năm 1949. Cho đến ngày nay, các nghiên cứu thấy rằng tần suất người bệnh bị đầy bụng khó tiêu chiếm tỷ lệ khá cao, từ 15 - 30%.

Mặc dù triệu chứng đầy bụng này có một số bệnh lý không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến 54% chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng là người bệnh có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, đôi lúc có cảm giác đè nén, bóp nghẹt, đôi khi làm người bệnh có cảm giác đẩy hơi lên vùng thực quản và làm cho người bệnh khó thở. Đặc biệt, bụng có vẻ to hơn bình thường và khi sờ, gõ mạnh vào bụng thì nghe tiếng vang của hơi trong đó.

My page 1

2. Đâu là những nguyên nhân/bệnh lý gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu?

Đầy bụng, khó tiêu thường gặp nhất trong các vấn đề tiêu hóa. Xin hỏi BS, nếu nói riêng về hệ tiêu hóa thì đâu là những nguyên nhân/bệnh lý gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu này ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Đối với nhóm bệnh lý ống tiêu hóa, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu liên quan từ thực quản đến dạ dày, đến ruột non, cho đến đại tràng và có một số yếu tố dẫn đến những bệnh lý này.

Ví dụ, bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý về trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc những bệnh lý liên quan đến ruột non như viêm ruột, hội chứng quá phát vi khuẩn ruột non hoặc những nhóm bệnh lý liên quan đến đại trực tràng, hội chứng đại tràng kích thích,… Tất cả những nhóm bệnh lý này đều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, còn có trường hợp gọi là khó tiêu chức năng. Nghĩa là tình trạng khó tiêu này không liên quan đến những bệnh lý thực thể của ống tiêu hóa mà liên quan đến các thực phẩm ăn vào. Ví dụ, trong một bữa ăn quá thịnh soạn, ăn nhiều dầu mỡ, carbohydrate,… đều có thể xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu thoáng qua.

Nếu một bệnh nhân sau khi ăn khoảng 30 phút và bắt đầu xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thông thường các trường hợp này là nguyên nhân tại dạ dày và thực quản. Nếu sau 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn tình trạng đầy bụng, khó tiêu mới xuất hiện thì hầu hết có nguyên nhân từ ống tiêu hóa dưới như viêm ruột, hội chứng quá phát, vi khuẩn ruột non hay viêm loét đại trực tràng, hội chứng đại tràng kích thích….

3. Nguyên nhân/bệnh lý nào từ gan có khả năng gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu?

Tuy vậy, đầy bụng, khó tiêu cũng là dấu chứng cảnh báo các vấn đề về gan mà nhiều người không ngờ đến.

- Xin nhờ BS chia sẻ thêm, vì sao gan có vấn đề nhưng lại cảnh báo lên hệ tiêu hóa ạ? Những nguyên nhân/bệnh lý nào từ gan có khả năng gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu này ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Trước đây khi nghe đến đầy bụng, khó tiêu sẽ nghĩ đơn thuần liên quan đến ống tiêu hóa. Tuy nhiên, còn một nhóm bệnh lý khác cũng nằm trong hệ tiêu hóa là rối loạn chức năng của cơ quan về bệnh lý gan mật.

Thứ nhất, khi bị tổn thương gan cấp hoặc có tình trạng bệnh gan mạn sẽ có sự bất thường về quá trình tiết mật hoặc quá trình tiết muối mật (axit mật). Từ đó, làm giảm sự hấp thu của các chất béo và dẫn đến tình trạng đây bụng, khó tiêu.

Thứ hai, khi có bệnh lý gan mạn dẫn đến bệnh lý sơ gan sẽ có biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Từ đó, làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên dạ dày và gây ra bệnh lý gọi là bệnh dạ dày tăng áp cửa. Chính bệnh lý này sẽ dẫn đến sự rối loạn của quá trình tiết axit dịch vị của dạ dày, làm chậm đi sự co bóp của dạ dày ở nhóm bệnh nhân gan mật, từ đó gây ra tình trạng khó tiêu.

Nguyên nhân thứ ba, khi chúng ta bị bệnh lý gan mật, đặc biệt là xơ gan sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn điện giải, đặc biệt gây hạ natri máu ở những bệnh nhân xơ gan mất bù. Khi có rối loạn hệ điện giải sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột của đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Thứ tư, ở những bệnh nhân có bệnh lý gan mạn, sức đề kháng của đường tiêu hóa sẽ giảm, thông thường người bệnh có biểu hiện loạn khuẩn ruột, từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây đầy bụng, khó tiêu.

4. Làm sao phân biệt tình trạng đầy bụng, khó tiêu do bệnh lý hay do thói quen ăn uống?

Như vậy, khi nào đầy bụng, khó tiêu là do thói quen chúng ta ăn uống và khi nào thực sự là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề/bệnh lý ở hệ tiêu hóa hay gan, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Để phân biệt tình trạng đầy bụng, khó tiêu là trường hợp khó tiêu chức năng hay khó tiêu bệnh lý thì cần đánh giá: Thứ nhất, nếu ăn một bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều dầu mỡ, carbohydrate, nhiều rượu bia,… tình trạng khó tiêu có thể xảy ra lặp tức.

Tuy nhiên, tình trạng khó tiêu này dễ dàng cải thiện và hết triệu chứng trong vòng 1 - 3 ngày. Hoặc ngưng ăn thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ, chất béo, chất có ga thì tình trạng khó tiêu sẽ không tái diễn.

Thứ hai, đối với nhóm có bệnh lý có tổn thương trên hệ tiêu hóa, đặc biệt là ống tiêu hóa hoặc gan mật, dù chúng ta có ăn ít, hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo, không ăn quá nhiều carbohydrate thì tình trạng này vẫn kéo dài gây khó chịu, làm tái đi tái lại nếu không sử dụng các phương pháp điều trị.

Trân trọng cảm ơn ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành và Viên uống Trịnh Năng Curcumin plus, Trịnh Năng Gandetox đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X