Làm sao để vượt qua nỗi sợ đau khi khám phụ khoa?
Nỗi sợ đau khi khám phụ khoa thường khiến nhiều chị em lưỡng lự khi cần thăm khám. Tiktoker Đô Nan Trinh cũng như nhiều bạn trẻ có chung nỗi lo này. TS.BS Trần Nhật Thăng - Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM sẽ đưa ra lời khuyên để bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi đi khám phụ khoa.
1. Sợ đau là nỗi lo chung của nhiều chị em khi chuẩn bị đi khám phụ khoa
Sợ đau là vấn đề khiến nhiều chị em lùi bước trước khám phụ khoa. Từ góc nhìn của Đô Nan Trinh, liệu đau có phải là nỗi sợ mà bạn cũng như các bạn trẻ khác e ngại việc thăm khám phụ khoa?
Đô Nan Trinh trả lời: Đúng vậy, đau là nỗi lo ngại lớn nhất khi mình nghĩ đến việc khám phụ khoa. Em sợ đau, sợ khám; sợ vẽ bệnh ra khiến tâm lý lo thêm. Độ tuổi còn trẻ mà nhiều bệnh như vậy, mình cảm thấy khó chấp nhận.
Thật may mắn khi hôm nay Đô Nan Trinh có mặt tại chương trình để gửi những thắc mắc này nhờ BS giải đáp.
2. Phụ nữ quanh độ tuổi mãn kinh đôi khi vẫn đau khi đi khám
Bác sĩ có lời khuyên gì để giải quyết các nỗi sợ đau trong khi khám ạ?
TS.BS Trần Nhật Thăng trả lời: Mình quyết định là sẽ đến gặp bác sĩ để hỏi, đầu tiên phải thoải mái tâm lý để có thể kể đúng những triệu chứng của mình. Đôi khi bạn kể những triệu chứng nhưng từ ngữ chưa chính xác, bác sĩ sẽ là người hỏi và kiểm tra lại. Đôi khi các triệu chứng không hẳn là bệnh, chưa phải là bệnh, lúc này, bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng. Có những tình trạng khi chưa cần khám bằng dụng cụ, bác sĩ chỉ cần nhìn và xét nghiệm cũng có thể tìm ra nguyên nhân rồi.
Tâm lý là vấn đề đầu tiên phải vượt qua và nếu một người đã giải tỏa tâm lý sẽ ít bị đau khi thăm khám.
Thứ hai, kỹ năng của bác sĩ cũng là một phần quan trọng. Không bác sĩ nào muốn làm bệnh nhân của mình bị đau. Quan trọng chúng ta phải thoải mái với nhau về mặt tâm lý thì hầu như sẽ không đau.
Không chỉ những cô gái trẻ sợ vì chưa có kinh nghiệm đi khám phụ khoa mà nhóm phụ nữ quanh độ tuổi mãn kinh đôi khi họ vẫn đau, mặc dù đã có kinh nghiệm đi khám, đã sinh nở. Bởi vì họ đã bước sang giai đoạn thiếu hụt nội tiết, khô rát một cách tự nhiên. Không chỉ khám mà việc quan hệ vợ chồng cũng đã khô rát, khó chịu. Bác sĩ sẽ dùng những chất bôi trơn nhẹ nhàng để khi kiểm tra, hỏi bệnh.
Quan trọng hơn nữa, nếu như ở từng đối tượng khác nhau, chúng ta có cách điều chỉnh môi trường tại vùng kín phù hợp, đúng cơ chế khoa học.
Ví dụ, phụ nữ trẻ dễ bị nấm, nhiều khi chỉ cần hướng dẫn vệ sinh đúng cách thì không bị tái đi tái lại. Còn phụ nữ mãn kinh bị đau rát hay ra dịch bất thường, đôi khi phải bổ sung nội tiết. Mỗi người có một giải pháp khác nhau. Quan trọng hơn nữa là bạn phải kể rõ ràng với bác sĩ về phiền muộn của mình mới có kết quả. Chứ Google không thể thay thế chúng tôi được, chúng tôi vẫn ngồi đây.
3. Ưu tiên sử dụng thuốc ngắn ngày, sử dụng một lần duy nhất trong điều trị viêm phụ khoa
Xin hỏi BS điều trị viêm phụ khoa như thế nào? Những nguyên tắc trong điều trị viêm phụ khoa mà các chị em cần nhớ?
TS.BS Trần Nhật Thăng trả lời: Từ nãy giờ chúng ta đã nhấn mạnh rất nhiều đến sức khỏe cơ thể người phụ nữ tự điều chỉnh. Chuyện đó đến từ môi trường cân bằng, từ việc người phụ nữ có hệ vi khuẩn cộng sinh có lợi phát triển tốt hay không.
Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị căn bản trong phụ khoa là dùng thuốc ngắn. Chúng tôi ưu tiên các loại thuốc ngắn ngày, dùng một lần duy nhất, hoặc tối đa dùng trong 7-10 ngày. Bên cạnh đó luôn đi kèm theo việc nhắc nhở, hoặc có sản phẩm hỗ trợ để trở lại môi trường cân bằng.
4. Độ tuổi khám phụ khoa bắt đầu từ lúc ổn định cơ thể sau dậy thì đến tuổi mãn kinh
Nhờ BS đề cập thêm: Khám phụ khoa định kỳ đối với các bạn trẻ, bao lâu nên thực hiện một lần? Việc khám phụ khoa này nên bắt đầu từ độ tuổi nào ạ?
TS.BS Trần Nhật Thăng trả lời: Mình sẽ bắt đầu từ việc nên đi khám ở độ tuổi nào. Tôi cũng thấy có câu hỏi “Em chưa quan hệ tình dục thì có đi khám không?” Chưa quan hệ tình dục không có nghĩa là không đụng chạm thân mật. Quan hệ tình dục trong sách định nghĩa kỹ lưỡng phải có thâm nhập, đôi khi không thật sự chính xác.
Chúng ta nên xem việc khám phụ khoa nằm chung trong bối cảnh đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm. Ít nhất mỗi năm nên có đợt kiểm tra toàn bộ cơ thể, thì tạo sao không bao gồm luôn cả việc khám phụ khoa? Còn việc có đánh giá, kiểm tra ở bên trong hay không thì sẽ trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ ở phòng khám phụ khoa.
Thông thường, việc khám phụ khoa bắt đầu từ lúc ổn định cơ thể sau tuổi dậy thì vài năm, bắt đầu có vấn đề về kinh nguyệt, huyết trắng và nhu cầu tư vấn ngừa thai đúng cách, hay đến sau tuổi mãn kinh có vấn đề khó chịu của tuổi mãn kinh. Đó là một khoảng thời gian rất dài, từ 20 tuổi đến 60-80 tuổi vẫn có những vấn đề cần khám phụ khoa.
Nếu như chúng ta ở độ tuổi quá nhỏ, không thể tự nói lên được rằng“con khó chịu/chị ơi em thấy khó chịu”. Hi vọng những người mẹ, những người chị sẽ mở rộng quan điểm, hiểu rằng con em mình cũng cần phải khám phụ khoa. Bên cạnh đó, hãy đi cùng cô bé để trao đổi chính xác những phiền muộn, khó khăn mà con em mình gặp phải.
>>> Phần 1: Khám phụ khoa: hiểu rõ để khỏi ngại ngần
>>> Phần 2: Phân biệt khí hư bất thường và khí hư sinh lý
Trân trọng cảm ơn TS.BS Trần Nhật Thăng, TikToker Đô Nan Trinh và nhãn hàng Lavima đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình