Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Câu hỏi
Bác Sĩ ơi, tôi có lúc mệt đi khám Bác sĩ nói bị hở ven tim 2 lá tôi nay 58 t , là phụ nữ , không có hút thuốc , rượu bia , không tiểu đường , xin hỏi bác sĩ đều trị bằng cách nào , tôi có thừong kake như vậy có ảnh hưởng đến hở ven tim không , nhờ Bác sĩ cho biết , cảm ơn Bác sĩ nhiều.
Trả lời
Chào bạn,
Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.
Tim người có bốn van: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van hai lá là van nằm giữa nhĩ trái và thất trái. Hầu hết những người hở van hai lá không có triệu chứng. Những người hở van hai lá nhẹ hoặc vừa có thể không bao giờ có triệu chứng hoặc biến chứng.
Thậm chí những bệnh nhân hở van hai lá nặng trong giai đoạn đầu cũng không có triệu chứng cho đến khi suy tim trái, rối loạn nhịp hoạc tăng áp lực động mạch phổi. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của suy tim với các triệu chứng: Mệt mỏi, khó thở khi gắng sức và muộn hơn xuất hiện cả khi nghỉ, phù hai chi dưới.
Bệnh nhân hở van hai lá nhẹ không cần phải theo dõi và thăm khám định kỳ. Những người bị hở mức độ vừa và nhiều, cần theo dõi và thăm khám định kỳ để có thể điều trị kịp thời. Tần suất thăm khám sẽ theo lời khuyên của bác sĩ dựa vào mức độ hở van, mức độ giãn tim và mức độ xuất hiện của triệu chứng. Nhìn chung khi đã có triệu chứng hoặc triệu chứng tăng lên cần thăm khám bác sĩ ít nhất 6 tháng/lần.
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, nhịp đều, kích thước tâm thất trái và tâm nhĩ trái bình thường, áp lực động mạch phổi bình thường có thể không cần hạn chế các hoạt động thể lực.
Quyết định điều trị như thế nào phụ thuộc vào mức độ hở van, triệu chứng của bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây hở van hai lá. Hầu hết các bệnh nhân hở van hai lá nhiều sẽ phải điều trị phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van hai lá. Trong một số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật nếu bệnh nhân có các bệnh phối hợp.
Bạn có triệu chứng mệt kèm hở van tim 2 lá thì nên theo dõi và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng mệt của bạn cụ thể ra sao, biên bản siêu âm tim cụ thể ra sao (hở van tim nhẹ hay nặng, chức năng tâm thu thất trái…), nhịp tim và huyết áp của bạn thế nào, các bệnh lý đi kèm khác có không (như tăng huyết áp, đái tháo đường…) từ đó mới có hướng dẫn điều trị bệnh thích hợp cho bạn được, bạn nhé.
Câu hỏi liên quan
097460****
Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...
Xem toàn bộ093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ098556****
Nếu bé sốt cao từ 38.5 độ trở lên, em cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng...
Xem toàn bộ089675****
Triệu chứng của em thường gặp trong viêm bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới, bệnh lý phụ khoa...
Xem toàn bộBài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình