Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Chào bác sĩ, tôi bị đau khớp gối muốn điều trị bệnh Khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu cho Khớp gối chân có hiệu quả ko và phải cần mấy liệu trình để điều trị ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào cô,

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tập trung làm ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình thoái hóa thông qua thủ thuật ít xâm lấn hoặc can thiệp sớm hơn khi bệnh mới tiến triển.

Các phương pháp không xâm lấn như: tiêm hyaluronic acid (HA), corticosteroids, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), vật lý trị liệu. Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị viêm khớp gối là phương pháp mới và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Khác với thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet rich plasma – PRP) là sản phẩm được tạo ra từ máu tự thân có chứa hàm lượng tiểu cầu cao hơn nhiều so với lượng tiểu cầu trung bình trong máu ngoại vi.

Tiểu cầu chứa một lượng lớn các protein, các nhân tố tăng trưởng quan trọng tham gia vào nhiều quá trình cầm máu, chữa lành vết thương và tái tạo mô.

Người bệnh có thể được tiêm một lần duy nhất hay nhiều đợt cách nhau hàng tuần hoặc hàng tháng tuỳ thuộc vào từng loại và mức độ tổn thương.

Với trường hợp tiêm nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị lấy máu trong lần khám đầu tiên và sử dụng PRP tươi cho lần 1, đông lạnh rồi rã đông PRP cho lần dùng tiếp theo. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng nên nắm:

Trước khi tiêm:

·         Tránh dùng thuốc Corticosteroid trong vòng 2 – 3 tuần trước khi tiến hành tiêm PRP.

·         Ngưng dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc điều trị viêm khớp một tuần trước khi tiêm PRP.

·         Không dùng thuốc chống đông máu trong 5 ngày trước khi tiêm PRP.

·         Uống nhiều nước vào ngày trước khi tiêm.

·         Một số người bệnh có thể cần dùng thuốc chống lo âu ngay trước khi tiêm PRP.

Sau khi tiêm:

·         Sau khi tiêm, người bệnh cần nghỉ ngơi trong vài ngày để tránh gây căng thẳng cho khớp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số yêu cầu sau:

·         Không dùng thuốc giảm đau chống viêm khi chưa được bác sĩ kê toa.

·         Đeo nẹp hoặc băng đeo để bảo vệ và cố định khớp bị ảnh hưởng.

·         Trường hợp tiêm ở mắt cá chân, đầu gối hoặc hông có thể được khuyên sử dụng nạng.

·         Chườm lạnh vài lần một ngày, mỗi lần từ 10 – 20 phút để giúp giảm sưng và đau sau khi tiêm.

Thân mến.

Câu hỏi liên quan

098556****

Nếu bé sốt cao từ 38.5 độ trở lên, em cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng...

Xem toàn bộ

089675****

Triệu chứng của em thường gặp trong viêm bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới, bệnh lý phụ khoa...

Xem toàn bộ

089576****

Trẻ không thể ngồi xổm được thì có nguy cơ bị lệch trục xương đùi...

Xem toàn bộ

093440****

Nếu trị liệu không tuân thủ quy trình và hướng dẫn có thể có biến chứng bỏng võng mạc mắt hoặc bỏng da...

Xem toàn bộ

096636****

Sau khi phẫu thuật mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực từng đợt, và tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn bạn phải tái khám...

Xem toàn bộ

099766****

Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân tim mạch và cơ xương khớp...

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình