TS Phan Minh Liêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dựa theo giai đoạn điều trị, độ tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư sẽ tùy thuộc vào giai đoạn điều trị, độ tuổi cũng như là từng loại bệnh khác nhau.
Kính nhờ anh cho em biết nhu cầu dinh dưỡng của 1 bệnh nhân ung thư có căn cứ theo cân nặng độ tuổi hay loại bệnh ung thư không ạ?
Em muốn tìm hiểu, nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của người mang bệnh ung thư bằng bao nhiêu % so với người bình thường?
Ngày cuối tuần, nhóm chúng em hay đi từ thiện, nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân ung thư của BV Ung bướu. Em thấy các ca bị ung thư quá sức là đáng thương. Em không biết làm sao để biết nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư để nấu cơm từ thiện đúng cách, đủ dinh dưỡng cho họ.
Rất mong anh cho lời khuyên, với chỉ tiêu 30.000 đồng/ phần cơm, chúng em nên nấu những món nào để đạt dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh ung thư? Và làm sao để giúp người ung thư ăn ngon miệng?
Em chân thành cảm ơn anh.
(Nhóm bạn đọc quận 1, TPHCM)
Trích trong: TS Phan Minh Liêm: Thực phẩm phòng ngừa ung thư và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Em muốn tìm hiểu, nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của người mang bệnh ung thư bằng bao nhiêu % so với người bình thường?
Ngày cuối tuần, nhóm chúng em hay đi từ thiện, nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân ung thư của BV Ung bướu. Em thấy các ca bị ung thư quá sức là đáng thương. Em không biết làm sao để biết nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư để nấu cơm từ thiện đúng cách, đủ dinh dưỡng cho họ.
Rất mong anh cho lời khuyên, với chỉ tiêu 30.000 đồng/ phần cơm, chúng em nên nấu những món nào để đạt dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh ung thư? Và làm sao để giúp người ung thư ăn ngon miệng?
Em chân thành cảm ơn anh.
(Nhóm bạn đọc quận 1, TPHCM)
Trước tiên là mình xin cảm ơn các bạn đã tấm lòng hào hiệp giúp đỡ cho
các bệnh nhân ung thư. Đây là điều rất đáng quý và rất đáng trân trọng.
Về câu hỏi của các bạn làm sao để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ung thư, đặc biệt là trong công tác từ thiện. Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư sẽ tùy thuộc vào giai đoạn điều trị, độ tuổi cũng như là từng loại bệnh khác nhau. Có một số loại bệnh ung thư, ví dụ như ung thư đường tiêu hóa, ung thư ruột thì đôi khi việc tiêu hóa những chất xơ gặp nhiều khó khăn cho nên bệnh nhân phải chuyển sang một chế độ ăn ít chất xơ, thì cái đó tùy trường hợp đặc điểm của từng cá nhân.
Chẳng hạn như những bệnh nhân họ gặp trục trặc về bệnh tim mạch thì phải hạn chế bớt những chất béo, hạn chế lượng mỡ trong máu hay như người bệnh tiểu đường vì khi bị ung thư thì thường kèm các bệnh khác nữa, có thể một số bệnh mà họ chưa biết hoặc là bệnh đã biết rồi như tiểu đường, béo phì... Chế độ ăn của người bệnh ung thư trong trường hợp đó sẽ khác nhau. Thậm chí có thể cùng một loại bệnh ung thư, cùng giai đoạn, cùng phác đồ điều trị nhưng do mắc các bệnh khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cũng sẽ khác nhau.
Do đó, vấn đề này còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng người sẽ có nhu cầu, chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất, nếu có điều kiện mình cần gặp trực tiếp các bạn để mình trao đổi, xem các bạn đang nấu những món gì để từ đó mình có những tư vấn phù hợp.
Hiện nay mình không đủ thông tin để đưa ra khuyến cáo mang tính chính xác. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư nói chung thì số lượng calo mà họ cần tùy thuộc vào giai đoạn. Ví dụ một số bệnh nhân mới hồi phục sau khi hóa trị, xạ trị thì có thể nhu cầu dinh dưỡng của họ sẽ cao hơn so với những người bình thường khác hoặc một số người bị thừa cân thì họ sẽ cần có chế độ ăn kiêng để duy trì, đưa cân nặng về mức hợp lý.
Điều quan trọng cần biết là chúng ta cung cấp cho bệnh nhân những kiến thức để họ tự lựa chọn những món ăn và cũng như những chế độ, khẩu phần phù hợp với họ, còn đối với việc làm bếp ăn từ thiện chúng ta sẽ rất khó trong việc chuẩn bị ra nhiều khẩu phần dành riêng cho từng người. Cho nên có những món ăn chúng ta có thể làm như kiểu buffet, tức là chúng ta có sẵn những món ăn và ghi luôn trên đó hàm lượng calo trong 100g.
Bên cạnh đó, chúng ta ghi luôn những bảng khuyến cáo về số lượng calo cần thiết cho loại bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ dựa theo bảng để họ lựa chọn những món ăn nào phù hợp với họ. Như vậy sẽ tốt hơn thay vì chúng ta chuẩn bị sẵn khẩu phần trong hộp, nhiều khi bệnh nhân không có sự lựa chọn mà chúng ta thì cũng không thể nào đa dạng hóa khẩu phần để phù hợp được.
Hơn nữa nếu chúng ta sử dụng những hộp xốp hay đựng thức ăn bằng đồ nhựa dùng một lần để đưa cho bệnh nhân thì không phải lúc nào cũng tốt vì những đồ xốp hay đồ nhựa dùng một lần, nếu trong trường hợp chất lượng của sản phẩm không tốt thì sẽ có một số chất gây ung thư có thể thấm vào trong thức ăn. Đặc biệt là những sản phẩm bằng nhựa, ni lông mà không tốt cho sức khỏe, do đó chúng ta cần phải cẩn thận.
Hiện nay, ở Pháp họ bắt đầu cấm dần việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Đến năm 2020 thì Pháp sẽ hoàn toàn cấm việc đó bởi họ sẽ dần dần ý thức được mối nguy hiểm cũng những chất phụ gia có trong đồ nhựa có khả năng thấm vào bên trong thức ăn, nhất là thức ăn chứa dầu và thức ăn có nhiệt độ cao.
Việc dùng đồ nhựa lâu ngày, trong một số trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, nếu chúng ta có điều kiện thì nên sử dụng các đồ vật bằng thủy tinh, sứ trắng để giúp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, phù hợp hơn bởi vì thức ăn cũng quan trọng và đồ dựng thức ăn cũng quan trọng không kém.
Với chỉ tiêu 30.000 đồng/phần cơm thì chúng ta nên nấu món gì đạt dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân ung thư thì thật sự Liêm cũng không biết trả lời như thế nào vì mình mới về Việt Nam cũng không biết vật giá ở đây hiện nay ra sao nên rất tiếc mình không thể tư vấn cụ thể cho bạn.
Nếu các bạn cần thì mình xin hẹn các bạn một buổi nào đó để chúng ta trao đổi chi tiết để xem các bạn đang nấu món gì và khả năng tiếp cận của các bạn đối với các nguồn thực phẩm sạch ra sao và vật giá, chi phí như thế nào để từ đó mình sẽ xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp với bệnh nhân.
Thân mến!
Về câu hỏi của các bạn làm sao để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ung thư, đặc biệt là trong công tác từ thiện. Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư sẽ tùy thuộc vào giai đoạn điều trị, độ tuổi cũng như là từng loại bệnh khác nhau. Có một số loại bệnh ung thư, ví dụ như ung thư đường tiêu hóa, ung thư ruột thì đôi khi việc tiêu hóa những chất xơ gặp nhiều khó khăn cho nên bệnh nhân phải chuyển sang một chế độ ăn ít chất xơ, thì cái đó tùy trường hợp đặc điểm của từng cá nhân.
Chẳng hạn như những bệnh nhân họ gặp trục trặc về bệnh tim mạch thì phải hạn chế bớt những chất béo, hạn chế lượng mỡ trong máu hay như người bệnh tiểu đường vì khi bị ung thư thì thường kèm các bệnh khác nữa, có thể một số bệnh mà họ chưa biết hoặc là bệnh đã biết rồi như tiểu đường, béo phì... Chế độ ăn của người bệnh ung thư trong trường hợp đó sẽ khác nhau. Thậm chí có thể cùng một loại bệnh ung thư, cùng giai đoạn, cùng phác đồ điều trị nhưng do mắc các bệnh khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cũng sẽ khác nhau.
Do đó, vấn đề này còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng người sẽ có nhu cầu, chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất, nếu có điều kiện mình cần gặp trực tiếp các bạn để mình trao đổi, xem các bạn đang nấu những món gì để từ đó mình có những tư vấn phù hợp.
Hiện nay mình không đủ thông tin để đưa ra khuyến cáo mang tính chính xác. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư nói chung thì số lượng calo mà họ cần tùy thuộc vào giai đoạn. Ví dụ một số bệnh nhân mới hồi phục sau khi hóa trị, xạ trị thì có thể nhu cầu dinh dưỡng của họ sẽ cao hơn so với những người bình thường khác hoặc một số người bị thừa cân thì họ sẽ cần có chế độ ăn kiêng để duy trì, đưa cân nặng về mức hợp lý.
Điều quan trọng cần biết là chúng ta cung cấp cho bệnh nhân những kiến thức để họ tự lựa chọn những món ăn và cũng như những chế độ, khẩu phần phù hợp với họ, còn đối với việc làm bếp ăn từ thiện chúng ta sẽ rất khó trong việc chuẩn bị ra nhiều khẩu phần dành riêng cho từng người. Cho nên có những món ăn chúng ta có thể làm như kiểu buffet, tức là chúng ta có sẵn những món ăn và ghi luôn trên đó hàm lượng calo trong 100g.
Bên cạnh đó, chúng ta ghi luôn những bảng khuyến cáo về số lượng calo cần thiết cho loại bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ dựa theo bảng để họ lựa chọn những món ăn nào phù hợp với họ. Như vậy sẽ tốt hơn thay vì chúng ta chuẩn bị sẵn khẩu phần trong hộp, nhiều khi bệnh nhân không có sự lựa chọn mà chúng ta thì cũng không thể nào đa dạng hóa khẩu phần để phù hợp được.
Hơn nữa nếu chúng ta sử dụng những hộp xốp hay đựng thức ăn bằng đồ nhựa dùng một lần để đưa cho bệnh nhân thì không phải lúc nào cũng tốt vì những đồ xốp hay đồ nhựa dùng một lần, nếu trong trường hợp chất lượng của sản phẩm không tốt thì sẽ có một số chất gây ung thư có thể thấm vào trong thức ăn. Đặc biệt là những sản phẩm bằng nhựa, ni lông mà không tốt cho sức khỏe, do đó chúng ta cần phải cẩn thận.
Hiện nay, ở Pháp họ bắt đầu cấm dần việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Đến năm 2020 thì Pháp sẽ hoàn toàn cấm việc đó bởi họ sẽ dần dần ý thức được mối nguy hiểm cũng những chất phụ gia có trong đồ nhựa có khả năng thấm vào bên trong thức ăn, nhất là thức ăn chứa dầu và thức ăn có nhiệt độ cao.
Việc dùng đồ nhựa lâu ngày, trong một số trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, nếu chúng ta có điều kiện thì nên sử dụng các đồ vật bằng thủy tinh, sứ trắng để giúp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, phù hợp hơn bởi vì thức ăn cũng quan trọng và đồ dựng thức ăn cũng quan trọng không kém.
Với chỉ tiêu 30.000 đồng/phần cơm thì chúng ta nên nấu món gì đạt dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân ung thư thì thật sự Liêm cũng không biết trả lời như thế nào vì mình mới về Việt Nam cũng không biết vật giá ở đây hiện nay ra sao nên rất tiếc mình không thể tư vấn cụ thể cho bạn.
Nếu các bạn cần thì mình xin hẹn các bạn một buổi nào đó để chúng ta trao đổi chi tiết để xem các bạn đang nấu món gì và khả năng tiếp cận của các bạn đối với các nguồn thực phẩm sạch ra sao và vật giá, chi phí như thế nào để từ đó mình sẽ xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp với bệnh nhân.
Thân mến!
Trích trong: TS Phan Minh Liêm: Thực phẩm phòng ngừa ung thư và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
*** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi:
>>> TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"
>>> “Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”
>>> TS Phan Minh Liêm và hội thảo ung thư: Câu chuyện của 4 tiếng đồng hồ và 300 khách mời
>>> Những phương pháp giảm nguy cơ ung thư hiệu quảCổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình