Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Ho nhiều về đêm là một trong những triệu chứng nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, cảm thấy xót xa mỗi lần nghe tiếng ho của con trong giấc ngủ. Ho nhiều về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm

Về đêm các chất nhầy, đờm ứ đọng cổ họng gây nghẹt thở và gây ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Triệu chứng ho nhiều về đêm có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài nhưng cũng có thể xuất phát từ chính bên trong cơ thể của trẻ, thường là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Các nguyên nhân bên ngoài thường gặp khiến trẻ ho về đêm phổ biến như:

Nhiệt độ xuống thấp

Nhiệt độ về đêm thường giảm nhiều hơn so với ban ngày. Nhất là vào những thời điểm giao mùa, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có thể chênh lệch đến 10oC. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột và thường theo đó là không khí khô vào ban đêm sẽ khiến cho cổ họng của bé dễ bị khô hoặc kích ứng.

Hoặc bố mẹ sử dụng điều hòa trong phòng ngủ của con với nhiệt độ quá thấp cũng dễ khiến ảnh hưởng đến cổ họng của bé và dẫn đến hiện tượng ho đêm, ngay cả khi đã ngủ.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

Tư thế ngủ

Khi ngủ, trẻ không gối đầu hoặc tư thế đầu nằm thấp sẽ dễ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng và có thể gây kích ứng ho.

Dị ứng

Ho do dị ứng là tình trạng xuất hiện khi trẻ hít phải không khí có chứa chất dị nguyên. Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất.

Phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm. Đặc biệt những gia đình có nuôi thú trong nhà nhưng không được dọn dẹp lông thú thường xuyên hoặc nơi vệ sinh của các con vật không được bố trí đúng. Đồ đạc nhiều nhưng bụi bẩn và không được lau dọn thường xuyên, đặc biệt là các vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông...

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

Ngoài ra, việc trẻ ho nhiều về đêm còn có thể xuất phát từ chính bên trong cơ thể của bé, chủ yếu liên quan đến các bệnh lý bé đang mắc phải. Cha mẹ cần đặc biệt quan sát bệnh của trẻ để không chỉ xử lý triệu chứng mà còn điều trị đúng bệnh cho trẻ:

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở. Đặc biệt với các trẻ khi mắc bệnh hen suyễn, tình trạng ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Viêm xoang

Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi. Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ bị ho từng cơn dữ dội.

Viêm họng

Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Bệnh viêm họng ở trẻ thường diễn ra đột ngột khiến nhiều phụ huynh không kịp trở tay.

Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết cũng có thể đi cùng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đa phần khi trẻ bị ho về đêm các ông bố bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến.

Đây là một loại trào ngược acid mạn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang acid ngược lên thực quản. Acid trong luồng trào ngược từ dạ dày có thể gây kích thích thực quản và khởi phát phản xạ ho ở trẻ và ngay cả người lớn, ngay cả khi ngủ.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

Cách chữa trị cho trẻ ho nhiều về đêm

Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý

Đây là biện pháp được các chuyên gia đánh giá là tương đối an toàn với trẻ nhỏ. Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Khi mũi họng của trẻ không bị tắc nghẽn bởi dịch đờm sẽ giúp cho tình trạng ho khi ngủ đêm ở trẻ được cải thiện hơn.

Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi niêm mạc mũi còn mỏng manh nên mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý chuyên biệt cho con như nước muối sinh lý đơn liều, không chất bảo quản, đầu ống tròn nhẵn...

Với những trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối dạng xịt để dễ dàng thao tác, giúp làm sạch bụi bẩn, cân bằng độ ẩm và sinh lý niêm mạc mũi của trẻ. Nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn để vòi không đi quá sâu vào mũi trẻ mẹ nhé.

Sử dụng siro trị ho thảo dược

Khi trẻ xuất hiện các cơn ho dày đặc vào đêm, đặc biệt ho có đờm cha mẹ phải nghĩ ngay đến biện pháp điều trị long đờm để khí quản được thông và đường hô hấp được làm sạch. Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho thảo dược an toàn cho trẻ nhỏ như thuốc ho Prospan.

Prospan – thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức được khuyên dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa dịch chiết độc quyền EA 575 từ lá thường xuân, với 4 sức mạnh trị ho hiệu quả: Long đờm – Kháng viêm – Giãn phế quản – Giảm ho. Các mẹ lưu ý mua Prospan nhập khẩu nguyên chai chính hãng được bán tại các hiệu thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.

Không cho con ăn sát giờ ngủ

Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ, vì thức ăn không kịp tiêu hóa và lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.

Chế độ chăm sóc

- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn các thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ...

- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc, bụi đường, lông động vật, phấn hoa...

- Kê cao gối ngủ cho trẻ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.

- Mẹ lưu ý giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn. Đồng thời cần đặc biệt lưu ý trong việc điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp khi sử dụng điều hòa cho trẻ.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X