Hotline 24/7
08983-08983

Top 4 bước cách xử lý tường bị thấm nước

Hiện tượng thấm nước rất hay gặp trong xây dựng và Cách xử lý tường bị thấm nước sao cho nhanh chóng, hiệu quả nhất là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Ông Chánh Nguyễn - Founder của Nchaus.vn chia sẻ một số cách khắc phục sau đây.

1. Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý tường bị thấm nước

Xử lý tường bị thấm nước dựa trên nguyên tắc từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Để đảm bảo tường nhà sẽ ngăn chặn được triệt để tình trạng thấm nước.

Cách xử lý tường bị thấm nước quan trọng nhất là khâu xử lý chống thấm cho tường nhà, trần nhà hay cổ trần. Bắt đầu từ việc vệ sinh, loại bỏ rong rêu, lớp sơn cũ trên bề mặt của khu vực bị thấm nước.

Xác định chính xác những vết hở, vết nứt trên bề mặt tường, trần nhà. Sử dụng loại vữa ngoại thất chuyên dụng để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà.

Nguyên nhân tường bị thấm nước

Trần nhà bị thấm nước bắt nguồn từ vị trí mảng tường bị nứt, vết rạn cổ trần to khiến nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày gây thấm tường.

Tường bị thấm nước còn do tắc hoặc thủng đường ống nước.

Do ở vị trí ống thoát nước, hộp kỹ thuật, giáp lai tường, góc tường, rãnh nước trên mái... xuất hiện các vết nứt chân chim, nứt cổ trần.

Tâm lý chủ quan và tiết kiệm của nhiều hộ gia đình khi xây dựng, bỏ qua các bước chống thấm nước hoặc sử dụng các vật liệu chống thấm nước ban đầu chưa đạt tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

Biểu hiện tường bị thấm nước

Tình trạng này xảy ra lâu ngày khiến nước bị thấm gây vữa lớp sơn nước, tạo thành vết loang lổ và màu tường không đồng nhất.

Mưa nhiều liên tục khiến cho lớp tường bên ngoài chịu độ ma sát lớn, nước ngấm thông qua những mao quản vật liệu. Những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm nước.

2. 4 bước quan trọng trong cách xử lý tường bị thấm nước

Bước 1: Làm sạch vị trí cần xử lý thấm nước

Xác định các vùng thấm nước, các vết nứt dẫn đến hiện tượng trên. Nếu vùng tường ẩm xuất hiện các lớp mốc, rêu thì cần làm sạch bằng bàn chải cứng kết hợp hoá chất tẩy rửa. Vệ sinh vùng thấm nước hay các vết nứt tường là bước quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua.

Bước 2: Xử lý chống thấm bằng vật liệu chống thấm thích hợp

Chọn vật liệu như keo chống thấm, sơn chống thấm,...từ các thương hiệu uy tín trên thị trường để xử lý chống thấm tại vị trí tường hay trần nhà bị thấm nước.

Sử dụng sơn nhũ tường chống thấm trong nhà và ngoài trời, sử dụng phụ gia chống thấm, sử dụng phun xịt, hay sử dụng những loại dùng quét như sơn

Sử dụng chất chống thấm trộn vào xi măng trong quá trình thi công. Dùng thêm sơn chống thấm chuyên dụng sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.

Một số chọn đóng tôn để ngăn thấm cho tường nhưng phương pháp này khá tốn kém, tính thẩm mỹ không cao. Xử lý tường bị dột nên hướng đến lựa chọn những vật liệu tiện lợi, hiệu quả cao.

Bước 3: Sơn lót chống thấm, sơn trát phủ bề mặt sau khi chống thấm

Sử dụng loại vữa chống thấm chuyên dụng, keo chống thấm nước để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà, tường ngoài trời.

Thao tác này giúp cố định lại những rảnh hở của tường, ngăn chặn hiện tượng nước mưa rò rỉ với ngôi nhà.

Trường hợp trần hoặc sàn nhà bị thấm nước nhiều gây dột thì bạn phải xem xét lại cấu trúc trần có vết hở nào khác không? Nếu vết hở quá lớn buộc phải đập bỏ lớp gạch của trần, sàn nhà khu vực bị thấm.

Tiếp tục sử dụng bơm hóa chất dạng lỏng, keo chống thấm, hàn gắn các vết nứt, hở, và sử dụng xi măng hoặc lát gạch để đảm bảo tính cố định.

Bước 4: Sơn phủ hoàn thiện bề mặt, các phương pháp bảo vệ bề mặt tránh tái diễn thấm nước

Sử dụng sơn chống nước từ 1 - 3 lớp sơn để xử lý bề mặt trần, tường nhà để hoàn thiện bề mặt sơn tường như cũ. Sử dụng vật liệu trang trí như đá hoa, tấm ốp trang trí để che khuyết điểm (nếu có) của vị trí mới sửa chữa.

3. Cách xử lý tường bị thấm nước với trần nhà

Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm tường bán nhiều hiện nay có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ để sơn là được. Còn nếu trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm.

Bạn cần đục rộng vết nứt từ 3 - 4cm, sau đó vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đến, quét lớp hồ dầu kết nối latex, trát bằng lớp vữa chống thấm hai thành phần. Đợi lớp vữa khô, lăn hai lượt sơn chống thấm đàn hồi, lượt trước cách lượt sau 30 phút.

Tiếp đó bạn phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm rồi mới tiến hành trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ là được.

Hy vọng Nchasu.vn chuyên căn hộ chung cư tân phú đã chọn được cách xử lý tường bị thấm nước phù hợp với gia đình mình. Chúc bạn thành công.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X