Hotline 24/7
08983-08983

Top 10 địa chỉ điều trị bệnh suy tuyến thượng thận tại Hà Nội

Người bệnh suy tuyến thượng thận cần đi khám đều đặn để điều trị theo chuyên khoa. Lưu ý suy tuyến thượng thận là bệnh nội tiết, không phải là bệnh thận, nên người bệnh cần được khám và điều trị tại chuyên khoa Nội tiết. Dưới đây là top 11 địa chỉ điều trị bệnh suy tuyến thượng thận tại Hà Nội có thể tham khảo.

I. Tìm hiểu về suy tuyến thượng thận

1. Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Bệnh suy tuyến thượng thận rất nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể có các biểu hiện như: sốc, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Do đó, việc phát hiện tình trạng suy tuyến thượng thận sớm đóng vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh điều trị kịp thời, duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận bằng các phương pháp nào?

Phương pháp chẩn đoán suy thượng thận bao gồm: xét nhiệm máu và nước tiểu để kiểm tra mức độ hormone tuyến thượng thận và ACTH; chụp X-quang, siêu âm và chụp MRI (cộng hưởng từ).

3. Điều trị suy tuyến thượng thận ra sao?

Căn cứ vào tình trạng và tùy thể bệnh nguyên phát hay thứ phát, bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh suy tuyến thượng thận đều được điều trị bằng các loại thuốc hormone (glucocorticoid và mineralocorticoid) để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được. Trong các tình huống đặc thù, bác sĩ sẽ có những chỉ định phối hợp nhằm kiểm soát tốt sức khỏe.

Đa số người bệnh suy tuyến thượng thận phải bù hormone suốt đời, nhưng có một số trường hợp phục hồi có thể ngưng bù hormone.

a. Thay thế hormone

Người bệnh suy tuyến thượng thận được dùng hormone để thay thế, trong đó chủ yếu là nhóm cortisol. Nếu bị Addison, người bệnh có thể cần dùng thêm aldosterone. Quá trình thay thế hormone thường bắt đầu bằng truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) và uống thuốc corticosteroid. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng của từng loại thuốc để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh bị stress, thường không dung nạp với corticoid đường uống, do đó phải sử dụng thuốc đường tiêm bắp.

b. Điều trị khác

Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ khác nhau cho từng người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý:

- Bệnh nhân nhớ uống thuốc đều đặn, nếu ngưng thuốc sẽ dễ rơi vào suy thượng thận cấp, đe dọa tính mạng.

- Bệnh nhân phải biết chỉnh liều trong các tình huống, ví dụ cơ thể rơi vào stress như khi bị bệnh, tiêu chảy, nhiễm trùng… Đồng thời, tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tái khám định kỳ để bác sĩ chỉnh liều và tầm soát các biến chứng liên quan tác dụng phụ của việc sử dụng corticoid lâu dài (có thể gây loãng xương, tiểu đường)…

c. Thương tật hoặc tình trạng nghiêm trọng khác

Nếu bị chấn thương nặng (bất tỉnh, hôn mê), người bệnh suy tuyến thượng thận cần liều corticosteroid cao hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch. Khi người bệnh hồi phục, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều của bệnh nhân trở lại mức bình thường, trước khi chấn thương.

4. Phòng ngừa suy tuyến thượng thận như thế nào?

Bệnh suy tuyến thượng thận ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Từ nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận, người dân cũng như người bệnh cần chú ý đến các vấn đề dưới đây để phòng ngừa bệnh.

- Việc tự ý sử dụng corticoid, nhất là ở những người bệnh xương khớp, là nguyên nhân chính dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát. Do đó, dù mắc bệnh gì, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc cũng như các loại thuốc chứa thành phần corticoid.

- Trường hợp bị các tình trạng phải sử dụng corticoid lâu dài, người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc bất cứ khi nào thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường để được điều chỉnh thuốc, phác đồ điều trị phù hợp.

- Trường hợp người bệnh đã bị suy tuyến thượng thận thì tình trạng suy tuyến thượng thận cấp rất nguy hiểm, đe dọa tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Do đó, người bệnh phải dùng thuốc corticoid suốt đời, phải luôn luôn mang thuốc dự trữ bên cạnh. Khi gặp stress, cần báo ngay với bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc vì lúc này cơ thể không đáp ứng với corticoid dạng uống.

Xem thêm: Các phòng khám điều trị suy tuyến thượng thận uy tín tại TPHCM

II. Các địa chỉ điều trị bệnh suy thượng thận 

1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

- Cơ sở 2: Ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 6288 5158

Website: https://www.benhviennoitiet.vn/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 6h00 - 17h00

- Thứ 7, Chủ nhật: 7h30 - 17h00

- Ngoài giờ: 18h00 - 19h30 (tại Tứ Hiệp).

2. Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: (024) 3869 3731

Website: http://bachmai.gov.vn/

Thời gian làm việc:

- Khu khám thường: Từ thứ 2 đến thứ 7

+ Buổi sáng: 6h30 - 12h00

+ Buổi chiều: 13h30 - 18h00

- Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, Chủ nhật

+ Buổi sáng: 6h30 - 12h00

+ Buổi chiều: 13h30 - 18h00.

3. Bệnh viện Lão khoa Trung ương 

Địa chỉ: Số 1A, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 3576 4558

Website: https://benhvienlaokhoa.vn/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 16h30

- Thứ 7: 7h30 - 12h00.

4. Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: Số 42, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Liên hệ:

- Điện thoại: (024) 3971 4363

- Hotline: 0911 224 099

Email: bvtn@hanoi.gov.vn

Website: www.thanhnhanhospital.vn

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 19h30

- Thứ 7, Chủ nhật: 7h30 - 12h00

- Cấp cứu: 24/24.

Xem thêm: Địa chỉ các phòng khám điều trị suy tuyến thượng thận Hà Nội

5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 

Liên hệ: 024 3574 7788 

Email: benhviendaihocyhanoi@hmuh.vn

Website: http://www.benhviendaihocyhanoi.com/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 17h00

- Thứ 7: 7h30 - 12h00

- Chủ nhật: Nghỉ.

6. Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập Xanh

Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

- Điện thoại: 0966 969 033

- Tổng đài đặt hẹn: 1900 638 367

Email: info@benhvienchuthapxanh.vn

Website: https://benhvienchuthapxanh.vn/

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật: 7h30 - 20h00.

7. Phòng khám nội tiết PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 60, Ngách 26, Thái Thịnh 2, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 0913 581 737 trước khi tới khám

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 17h00 - 18h30

- Thứ 7 là từ 6h30 - 11h00

- Chủ nhật là từ 6h30 - 16h00.

8. Phòng khám nội tiết - PGS.TS.BS Hoàng Kim Ước

Địa chỉ: Số A6 Lô 15, KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 17h30 - 19h30

- Thứ 7: 7h00 - 17h00.

9. Phòng khám Nội tiết ThS.BS Nguyễn Huy Cường

Địa chỉ: Số 1 ngõ 133 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: (024) 3857 0930; 0962518666 hoặc 0923472125 để hẹn trước.

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6:

+ Buổi sáng: 7h30 - 12h00

+ Buổi chiều: Khám theo lịch đã hẹn

- Thứ 7, Chủ nhật:

+ Buổi sáng: 7h30 - 12h00

+ Buổi chiều: Nghỉ

- Ngày Lễ: Nghỉ

10. Phòng khám Nội tiết Đức Minh 

Địa chỉ: Số 48, ngách 26, Thái Thịnh 2, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 3562 0206 – 0913 307 890

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 7: 7h00 - 17h00

- Chủ nhật: 7h00 - 11h30.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X