Hotline 24/7
08983-08983

Viên đặt âm đạo có ảnh hưởng tới thai nhi?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Tôi đi khám và được chẩn đoán viêm âm đạo, âm hộ. Bác sĩ kê đơn cho tôi đặt thuốc có chứa thành phần phối hợp neomycin, nystatin và polymyxin B. Minh Chi (Bắc Ninh)

Chào bạn,

Viêm âm đạo, âm hộ là chứng bệnh rất hay gặp ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Đặc biệt khi mang thai, lượng nội tiết tố thường tăng cao khiến cho lượng khí hư được bài tiết cũng tăng, độ pH trong âm đạo thay đổi, đồng thời chức năng thận giảm xuống, lượng đường trong nước tiểu tăng cao... Những yếu tố này tạo môi trường có lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ra chứng viêm nhiễm sinh dục.

Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai, nhất là thai trong những tháng đầu tiên hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc bà mẹ dùng trong lúc mang thai, dù theo đường tiêm, uống, đặt (dưới lưỡi, trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi... thậm chí bôi ngoài da, thuốc cũng đều có thể theo máu mẹ vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai nhi, vì thế nhiều thứ thuốc có thể gây độc cho thai nhi.

Nếu không may phụ nữ bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng cho bệnh nhân. Loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê cho bạn được phối hợp 3 loại kháng sinh là: neomycin, nystatin, và polymyxin B có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn.

Với loại thuốc này, bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé sau này vì loại thuốc đặt âm đạo này chỉ gồm các thuốc có tác dụng tại chỗ và không ảnh hưởng đến thai.

Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng. Không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Trong các lần khám thai, bạn nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để phát hiện các bệnh viêm nhiễm sinh dục và điều trị (nếu có) dứt điểm trước khi bé ra đời.

AloBacsi.vn
Theo DS. Đức Hà - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X