Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nguy hiểm đội lốt thực phẩm chức năng

Chứa các chất nguy hiểm như thuốc trị rối loạn cương, tăng cơ bắp hay giảm cân mà lẽ ra phải được bác sĩ kê toa cẩn thận.

“Viagra thảo dược” có thể dẫn đến biến chứng tim mạch cho người dùng.
“Viagra thảo dược” có thể dẫn đến biến chứng tim mạch cho người dùng.

Thông tin này có được từ một phát hiện của sở Thực phẩm và Nông nghiệp bang California (Hoa Kỳ), đáng nói là Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) biết điều này nhưng lại không thu hồi hay cảnh báo người tiêu dùng.

Kể từ năm 2016 – 2017, FDA phát hiện đến 776 thực phẩm chức năng nhiễm “chất lạ”, nghĩa là chứa những thành phần khác với những gì quảng cáo trên nhãn.

Trong số này 353 sản phẩm được quảng cáo tăng cường sinh lý, 317 sản phẩm có tác dụng giảm cân và 92 sản phẩm làm tăng cơ bắp. Trong những sản phẩm tăng cường sinh lý, người ta nhận thấy gần phân nửa chứa sildenafil, hoạt chất chính của thuốc Viagra. Tương tự thế, 85% sản phẩm giảm cân chứa thành phần nguy hiểm là sibutramine và gần 90% sản phẩm tăng cường cơ bắp chứa các steroids hay steroid tổng hợp.

Do đăng ký sản phẩm là thực phẩm chức năng, nên những sản phẩm này không phải tuân thủ quy định khắc khe thử nghiệm trên người mà chỉ cần thử trên chuột hay ruồi giấm. VÌ không phải thuốc, nên chúng bán ra dễ dàng, không cần toa.

Tuy nhiên, nguy hiểm chính là chỗ này vì như thế người tiêu dùng cứ tin rằng đó là “sản phẩm thiên nhiên” và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều hoặc tương tác với một loại thuốc khác đang dùng chung.

Sibutramine, các steroids hay sildenafil có thể gây ra các vấn đề tim mạch, chuyển hóa và tương tác gây độc với nhiều loại thuốc khác nhau. Từ năm tới, sibutramine sẽ không được lưu hành ở Mỹ vì các nguy cơ tim mạch.

Đáng lưu ý, dù phát hiện thành phần nguy hiểm trong các thực phẩm chức năng này, nhưng FDA chỉ thu hồi một nửa, nửa số còn lại vẫn lưu hành trên thị trường. Theo GS Cohen, hàng năm tại Mỹ mỗi loại thuốc tăng cường sinh lý, tăng cường cơ bắp hay giảm cân có thể khiến hàng ngàn người nhập viện vì tác dụng phụ, trong khi bản thân thực phẩm chức năng khiến 2.000 người nhập viện.

Thực phẩm chức năng là ngành công nghiệp béo bở, trong năm 2017 doanh số của chúng là 13,4 tỷ USD và thị trường được dự báo chỉ phát triển chứ không giảm sút.

Theo UPI/DailyMail/Thế giới hội nhập

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X