Thuốc gây cảm giác thèm ăn
Chán ăn có thể là hậu quả của một bệnh mạn tính như gan, thận, ung thư… đôi khi có thể xảy ra tiên phát ở người khỏe mạnh.
Ðây là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong thực tế và có thể gây ra khá nhiều biến chứng như tình trạng suy kiệt, loãng xương, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển ở trẻ em... Ðể giải quyết được tình trạng chán ăn, bên cạnh các biện pháp kích thích cảm giác thèm ăn, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các biện pháp giáo dục về tâm lý và hành vi. Ngoài ra, cần điều trị tốt các triệu chứng có thể gây ra cảm giác sợ ăn như buồn nôn, nôn, viêm loét miệng…
Các thức uống chứa cồn
Tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn của các thức uống có chứa cồn như rượu, rượu vang đã được biết đến từ thế kỷ thứ 18. Đến năm 1910, Ivan Pavlov đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên động vật cũng như chính bản thân mình và đưa ra kết luận rằng các thức uống chứa cồn có khả năng thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Giải thích cho điều này, Pavlov đã đưa ra 3 lý do. Thứ nhất, việc dùng rượu trước bữa ăn giúp loại bỏ các căng thẳng tâm lý trong cuộc sống hằng ngày; thứ hai, vị chua hoặc đắng trong một số thức uống có cồn giúp kích thích vị giác và cuối cùng, theo suy luận của ông, việc nhìn thấy các thức uống ưa thích và tác dụng kích thích của các thức uống này trên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ kích thích bài tiết nước bọt và dịch vị dẫn đến cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, rượu còn có thể góp phần tạo ra bầu không khí tiệc tùng trong bữa ăn, từ đó làm tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý về tác dụng kích thích ăn của rượu. Trước tiên, tác dụng này chỉ xảy ra rõ rệt ở người khỏe mạnh nên ít khi được sử dụng với mục đích y học. Ngoài ra, nếu dùng với một số lượng quá nhiều, rượu có thể có tác dụng ngược lại gây cảm giác chán ăn.
Thuốc kích thích cảm giác thèm ăn
Các dẫn xuất của nhóm glucocorticoid như dexamethason, prednisolon, hydrocortison có thể kích thích cảm giác thèm ăn và gây tăng cân, ngay cả khi dùng ở liều thấp. Tác dụng gây tăng cân của các thuốc này có thể gây ra do tăng số lượng thức ăn tiêu thụ cũng như tình trạng giữ nước, giữ muối. Tuy nhiên, việc dùng kéo dài các thuốc này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loãng xương, đục thuỷ tinh thể, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày tá tràng… Do đó, không nên sử dụng các thuốc này chỉ với mục đích kích thích ăn.
Megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate, 2 loại nội tiết tố progesterones tổng hợp thường được dùng trong điều trị một số bệnh ác tính nhạy cảm với hormon như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, cũng được nhận thấy có khả năng gây tăng cân ở những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng 2 loại thuốc này có khả năng kích thích sự thèm ăn, tăng lượng thức ăn và mức năng lượng tiêu thụ. Do được dung nạp tốt với khá ít tác dụng phụ được ghi nhận nên megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate được coi là những công cụ hữu hiệu để điều trị chứng chán ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau ở người lớn.
Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ liều lượng và cách dùng đem lại hiệu quả kích thích ăn cao nhất của các thuốc này. Tác dụng phụ đáng kể nhất của megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate là gây huyết khối tĩnh mạch và biểu hiện bất lực ở nam giới. Dronabinol, một thành phần của ma tuý được bào chế từ cây gai dầu dùng để giảm buồn nôn và nôn do hóa chất chống ung thư, cũng được chứng minh là có tác dụng kích thích khả năng ăn tương đương với megestrol acetate nhưng đắt tiền và có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai, hoang tưởng, nhịp tim nhanh, nhất là ở những người lớn tuổi.
Gần đây, nandrolone deconoate, một loại hormon đồng hóa cũng được chứng minh có khả năng kích thích ăn và gây tăng cân ở những bệnh nhân chán ăn do ung thư, suy thận mạn hoặc các bệnh mạn tính khác. Một số thuốc chống dị ứng như ketotifen, cyproheptadine có khả năng ức chế các thụ cảm thể của serotonin ở hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm tăng cảm giác thèm ăn. Do có độ an toàn tương đối cao đối với trẻ nhỏ nên cyproheptadine và ketotifen thường được dùng để kích thích ăn ở trẻ em.
Các hướng nghiên cứu thuốc kích thích ăn ở người trong tương lai sẽ chủ yếu nhằm vào mục tiêu giảm nồng độ serotonin trong não hoặc ức chế các thụ cảm thể của hoạt chất này. Theo một vài nghiên cứu gần đây, erythropoietin, một yếu tố kích thích sinh hồng cầu thường được dùng trong điều trị một số tình trạng thiếu máu, cũng có khả năng gây tăng lượng thức ăn tiêu thụ và tăng cân ở một số bệnh nhân suy thận mạn. Ngoài ra, một số thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh tâm thần kinh như valproic acid (thuốc chống động kinh), mirtazapine, fluoxetine (thuốc chống trầm cảm) cũng có tác dụng phụ gây tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
Vitamin
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thiamin (vitamin B1) có khả năng kích thích khả năng ăn ở những phụ nữ luống tuổi, những đối tượng thường thiếu hụt thiamin ở mức độ nhẹ. Việc bổ sung hỗn hợp vitamin có thể gây tăng cảm giác thèm ăn ở một số người, tuy nhiên, thông tin này còn chưa được kiểm chứng qua những nghiên cứu có đủ độ tin cậy.
Các thức uống chứa cồn
Tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn của các thức uống có chứa cồn như rượu, rượu vang đã được biết đến từ thế kỷ thứ 18. Đến năm 1910, Ivan Pavlov đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên động vật cũng như chính bản thân mình và đưa ra kết luận rằng các thức uống chứa cồn có khả năng thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Giải thích cho điều này, Pavlov đã đưa ra 3 lý do. Thứ nhất, việc dùng rượu trước bữa ăn giúp loại bỏ các căng thẳng tâm lý trong cuộc sống hằng ngày; thứ hai, vị chua hoặc đắng trong một số thức uống có cồn giúp kích thích vị giác và cuối cùng, theo suy luận của ông, việc nhìn thấy các thức uống ưa thích và tác dụng kích thích của các thức uống này trên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ kích thích bài tiết nước bọt và dịch vị dẫn đến cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, rượu còn có thể góp phần tạo ra bầu không khí tiệc tùng trong bữa ăn, từ đó làm tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý về tác dụng kích thích ăn của rượu. Trước tiên, tác dụng này chỉ xảy ra rõ rệt ở người khỏe mạnh nên ít khi được sử dụng với mục đích y học. Ngoài ra, nếu dùng với một số lượng quá nhiều, rượu có thể có tác dụng ngược lại gây cảm giác chán ăn.
Thuốc kích thích cảm giác thèm ăn
Các dẫn xuất của nhóm glucocorticoid như dexamethason, prednisolon, hydrocortison có thể kích thích cảm giác thèm ăn và gây tăng cân, ngay cả khi dùng ở liều thấp. Tác dụng gây tăng cân của các thuốc này có thể gây ra do tăng số lượng thức ăn tiêu thụ cũng như tình trạng giữ nước, giữ muối. Tuy nhiên, việc dùng kéo dài các thuốc này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loãng xương, đục thuỷ tinh thể, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày tá tràng… Do đó, không nên sử dụng các thuốc này chỉ với mục đích kích thích ăn.
Megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate, 2 loại nội tiết tố progesterones tổng hợp thường được dùng trong điều trị một số bệnh ác tính nhạy cảm với hormon như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, cũng được nhận thấy có khả năng gây tăng cân ở những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng 2 loại thuốc này có khả năng kích thích sự thèm ăn, tăng lượng thức ăn và mức năng lượng tiêu thụ. Do được dung nạp tốt với khá ít tác dụng phụ được ghi nhận nên megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate được coi là những công cụ hữu hiệu để điều trị chứng chán ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau ở người lớn.
Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ liều lượng và cách dùng đem lại hiệu quả kích thích ăn cao nhất của các thuốc này. Tác dụng phụ đáng kể nhất của megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate là gây huyết khối tĩnh mạch và biểu hiện bất lực ở nam giới. Dronabinol, một thành phần của ma tuý được bào chế từ cây gai dầu dùng để giảm buồn nôn và nôn do hóa chất chống ung thư, cũng được chứng minh là có tác dụng kích thích khả năng ăn tương đương với megestrol acetate nhưng đắt tiền và có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai, hoang tưởng, nhịp tim nhanh, nhất là ở những người lớn tuổi.
Gần đây, nandrolone deconoate, một loại hormon đồng hóa cũng được chứng minh có khả năng kích thích ăn và gây tăng cân ở những bệnh nhân chán ăn do ung thư, suy thận mạn hoặc các bệnh mạn tính khác. Một số thuốc chống dị ứng như ketotifen, cyproheptadine có khả năng ức chế các thụ cảm thể của serotonin ở hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm tăng cảm giác thèm ăn. Do có độ an toàn tương đối cao đối với trẻ nhỏ nên cyproheptadine và ketotifen thường được dùng để kích thích ăn ở trẻ em.
Các hướng nghiên cứu thuốc kích thích ăn ở người trong tương lai sẽ chủ yếu nhằm vào mục tiêu giảm nồng độ serotonin trong não hoặc ức chế các thụ cảm thể của hoạt chất này. Theo một vài nghiên cứu gần đây, erythropoietin, một yếu tố kích thích sinh hồng cầu thường được dùng trong điều trị một số tình trạng thiếu máu, cũng có khả năng gây tăng lượng thức ăn tiêu thụ và tăng cân ở một số bệnh nhân suy thận mạn. Ngoài ra, một số thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh tâm thần kinh như valproic acid (thuốc chống động kinh), mirtazapine, fluoxetine (thuốc chống trầm cảm) cũng có tác dụng phụ gây tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
Vitamin
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thiamin (vitamin B1) có khả năng kích thích khả năng ăn ở những phụ nữ luống tuổi, những đối tượng thường thiếu hụt thiamin ở mức độ nhẹ. Việc bổ sung hỗn hợp vitamin có thể gây tăng cảm giác thèm ăn ở một số người, tuy nhiên, thông tin này còn chưa được kiểm chứng qua những nghiên cứu có đủ độ tin cậy.
Theo BS. Nguyễn Hữu Trường - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình