Thalassemia thể nhẹ cần ăn uống, sinh hoạt thế nào?
Em muốn hỏi bệnh Thalssemia thể nhẹ, em cần làm gì, chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Em định sinh thêm bé, em nên làm gì?
Chào BS,
Em muốn hỏi bệnh Thalssemia thể nhẹ, em cần làm gì, chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Em định sinh thêm bé, em nên làm gì? Em đã có 1 bé gái và đang nghi ngờ Thalassami, chưa kiểm tra lại. Cảm ơn BS.
Em muốn hỏi bệnh Thalssemia thể nhẹ, em cần làm gì, chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Em định sinh thêm bé, em nên làm gì? Em đã có 1 bé gái và đang nghi ngờ Thalassami, chưa kiểm tra lại. Cảm ơn BS.
(Trần Thị Trang - tttrang….@gmail.com)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Thalassemia là một dạng rối loạn di truyền gây ra thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính: beta-thalassemia, alpha- thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu địa trung hải.
Trong dạng alpha- thalassemia thì lại chia làm 4 dạng phụ thuộc vào tổ hợp gene đột biến, tương ứng với lâm sàng triệu chứng thiếu máu nhẹ đến nặng. Đối với thể nhẹ thì chỉ theo dõi khi nào có dấu hiệu thiếu máu nhiều (có triệu chứng mệt, giảm gắng sức, tim đập nhanh... bất kỳ khó chịu nào) thì cần vào viện kiểm tra để truyền máu.
Về cách sống và biện pháp khắc phục, em nên hạn chế dùng những vitamin hay chất bổ sung sắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ, nên ăn chế độ ăn bổ dưỡng đầy đủ chất, có thể bổ sung thêm acid folic để giúp cơ thể tạo thêm hồng cầu mới, không thuốc lá, không rượu bia, sinh hoạt và làm việc như người bình thường, nên giữ cơ thể tránh nhiễm trùng bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh viêm nhiễm, rửa tay trước khi ăn, chích ngừa cúm hàng năm, tiêm vaccine ngừa viêm màng não, phế cầu, viêm gan siêu vi B.
Người nữ bị Thalassemia vẫn có thể kết hôn và sinh con khỏe mạnh, nhưng khả năng này tùy thuộc vào 2 vợ chồng. Người chồng cần phải làm xét nghiệm tầm soát Thalassemia, vì nếu chồng cũng có bệnh Thalssemia thì khả năng sinh con bị bệnh này sẽ cao hơn. Như vậy cả 3 người nhà em (vợ, chồng và con gái) đều nên đến bệnh viện kiểm tra (chuyên khoa huyết học) để tầm soát và chẩn đoán xác định có hay không có Thalassemia.
Thân mến!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình