Hotline 24/7
08983-08983

Tái nhiễm COVID-19, cần làm gì để đào thải virus nhanh hơn?

Dịch COVID-19 không còn trong giai đoạn đỉnh điểm, nhưng gần đây số ca mắc cũng như số ca nặng gia tăng. Điều này dấy lên mối lo sợ tái nhiễm. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, cần làm gì để nhanh khỏi bệnh, đào thải virus nhanh hơn?

Hãy cùng lắng nghe cuộc trao đổi với ThS.BS Cao Thị Lan Hương - một trong những bác sĩ đã chiến đấu rất dũng cảm trong những ngày cao điểm của đại dịch COVID-19 ở TPHCM. Lúc đó, BS Lan Hương đang có con nhỏ nhưng vẫn xung phong trở thành BS trực ở khoa Cấp cứu COVID; khi bị lây nhiễm, cô không chịu nghỉ, vẫn quyết định ở lại chăm sóc các ca COVID nặng.

1. Tái mắc COVID-19 khi hòa nhập, có đáng lo?

Hiện nay, với những hiểu biết về COVID-19, số ca mắc trong cộng đồng nhiều và đã tiêm vắc xin. Xin hỏi BS, tái mắc COVID-19 trong thời điểm này, có đáng lo?

ThS.BS Cao Thị Lan Hương: Những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên, vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt, các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm. Do vậy, chúng ta không nên quá lo lắng về khả năng tái nhiễm COVID-19 nhưng cũng không nên lơ là, thiếu cảnh giác.

Số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại (Ảnh minh họa)

2. Những điều cần nhớ khi điều trị COVID-19

- Nhờ BS ôn tập lại cho cộng đồng một lần nữa: Cần chuẩn bị loại thuốc nào, dụng cụ y tế nào để chiến thắng COVID-19? Theo dõi SPO2 ra sao?

Các thuốc thường dùng đối với người nhiễm COVID-19 hiện tại là: thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol; nhóm các thuốc chữa ho; thảo dược trị cảm và ho; thuốc sát khuẩn hầu họng; thuốc xịt rửa mũi; cồn sát khuẩn.

Đặc biệt là thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng như các loại vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C; vitamin D. Lưu ý, không nên dự phòng các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus.

Ngoài ra, các vật tư y tế dự phòng gồm có: nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang, găng tay, các máy theo dõi bệnh nền. Trong đó, máy đo SpO2 (thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) rất cần thiết với người bệnh COVID-19. Nếu kết quả hiển thị từ 96 đến 100% thì nồng độ oxy trong máu là bình thường. Nếu SpO2 dưới 94% thì bệnh nhân cần liên hệ với cơ quan y tế để được kiểm tra kịp thời.

Máy SpO2 là thiết bị cần thiết cần có tại nhà dù là mắc COVID-19 ở thời điểm nào (Ảnh minh họa)

Hiện nay, bao nhiêu ngày sau mắc COVID-19 thì người bệnh nên test lại? Hay chỉ cần hết triệu chứng thì có thể sinh hoạt, ra cộng đồng như bình thường thưa BS?

Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà theo quy định, tùy theo triệu chứng, thường F0 sẽ âm tính trở lại (trong vòng 5 ngày, hoặc trong vòng 10 ngày). Ngày test lại được khuyến cáo là ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 10 (nếu những ngày trước đó chưa âm).

Các triệu chứng của bệnh có thể rút sớm hơn khi kết quả test vẫn chưa âm trở lại. Do đó, không thể hết triệu chứng là sinh hoạt và ra cộng đồng như bình thường. Tốt nhất vẫn là nên test âm rồi hãy tái hòa nhập cộng đồng, trường hợp tiếp tục dương tính ở thời điểm ngày thứ 5, F0 nên cách ly thêm 2-3 ngày nữa.

3. Tăng cường hệ miễn dịch - vượt qua “cửa ải” tái nhiễm COVID-19

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả trong giai đoạn này, thưa BS?

Với những người đang mắc COVID-19, cách tăng cường miễn dịch chính là vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…

Song song đó, có thể bổ sung thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C; vitamin D. Cuối cùng là cần suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Bổ sung viên sủi có chứa các loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?

Những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe dạng viên sủi chứa các loại vitamin là lựa chọn hợp lý trong thời điểm nhiễm bệnh, vì chúng sẽ bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng gia tăng mà người bệnh lại rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, không bổ sung đủ các chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày như lúc khỏe mạnh.

Bổ sung vitamin dạng sủi giúp dễ hấp thu, nâng cao thể trạng, tiếp sức cho cơ thể phòng và chống các mầm bệnh (Ảnh minh họa)

- Hiện nay, Bocalex là viên sủi được nhiều người ưu ái lựa chọn, nhờ BS hướng dẫn cách bổ sung viên sủi này cho người đang mắc COVID-19 ạ?

Viên sủi Bocalex chứa các vitamin thiết yếu nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), vitamin C, axit folic và biotin giúp bổ sung vitamin cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, nâng cao thể trạng, chống mệt mỏi và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Liều dùng được khuyến cáo như sau:

- Trẻ em từ 2 - 9 tuổi: Uống 1/2 viên/ngày.

- Trẻ em từ 10 - 18 tuổi: Uống 1 viên/ngày.

- Người lớn: Uống 1 - 2 viên/ngày.

Hòa tan viên sủi bọt Bocalex Multi vào một cốc nước sẽ được một thức uống có vị cam. Có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Viên sủi Bocalex Multi thích hợp dùng cho trẻ em và người lớn có nhu cầu bổ sung vitamin, đặc biệt là đối tượng đang mắc COVID-19, hồi phục sau bệnh.

Xin cảm ơn BS!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X