Hotline 24/7
08983-08983

Sau tiêm vắc xin COVID-19, bị nổi hạch ở xương đòn và nách, có sao không?

AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch và hotline 08983 08983 nhận nhiều câu hỏi như: khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin Moderna bao lâu, uống nước cam có làm mất tác dụng của vắc xin?...

1. Nổi hạch sau tiêm vắc xin Pfizer, liệu có bình thường?

Thu Nới: Chào các bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi, em tiêm vắc xin Pfizer được một ngày thì xuất hiện hạch ở gần xương đòn và dưới nách. Như vậy có sao không bác? Em xin cảm ơn ạ!

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn, đây là phản ứng bình thường sau tiêm ngừa. Bạn chích ngừa bệnh dại hay uốn ván cũng có thể nổi hạch như vậy.

2. Thời gian giữa 2 mũi tiêm Moderna tối đa bao lâu?

Cao Ngoc: Dạ bác sĩ cho em hỏi, mẹ em 58 tuổi, đã tiêm mũi 1 vắc xin Moderna ngày 14/8 nhưng đến nay vẫn chưa được tiêm mũi 2. Vậy có ảnh hưởng gì đến tác dụng của vắc xin không ạ? Thời gian tiêm mũi 2 vắc xin này có thể các nhau tối đa bao lâu ạ? Em cám ơn.

Đỗ Ánh Hồng: Mũi 1 tôi đã tiêm vắc xin Moderna, vậy mũi 2 tôi bắt buộc phải tiêm Moderna hay có thể tiêm vắc xin khác thay thế không ạ? Vì tôi đã quá ngày tiêm của mũi 2 mà khu vực tôi ở không có thuốc Moderna.

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn Cao Ngoc, Đỗ Ánh Hồng, tại Việt Nam, người đã chích ngừa mũi 1 là Moderna, mũi 2 của có thể thay bằng Pfizer. Quá ngày cũng không sao nhé.

3. Mũi 1 tiêm vắc xin Verocell, mũi 2 tiêm Pfizer được không?

Huy Nguyễn: Chào bác sĩ. Em đã tiêm 1 liều verocell nếu đợi thêm 4 hay 6 tuần em tiêm Pfizer được không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Mull Null: Thưa bác sĩ, có phải mình chích vắc xin verocell là suốt đời mình phải chích 1 loại này thôi, phải không bác sĩ? Hay sau mấy tháng mình vẫn có thể chích loại vắc xin khác ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Hiện tại các bạn Huy Nguyễn, Mull Null vẫn sẽ chích mũi 2 theo kế hoạch của nơi các bạn đã chích mũi 1, tức là được phân bổ loại vắc xin nào thì chích loại đó.

Hiện tại Bộ Y tế chưa có khuyến cáo về việc mũi 1 verocell và mũi 2 là vắc xin khác.

4. Uống nước cam, viên sủi C có làm mất tác dụng của vắc xin?

Heosuavuive Bui: Thưa bác sĩ, cho em hỏi, em nghe nhiều người nói khi đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 về mà uống nước cam hoặc C sủi viên là mất tác dụng của vắc xin. Có đúng không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Thông tin đó không đúng đâu bạn. Sau khi chích ngừa về bạn chỉ cần kiêng bia rượu nhé.

5. Lạnh ngực, nặng ngực sau 2 tháng tiêm vắc xin, phải làm sao?

Mull Null: Thưa bác sĩ, em gái tui chích 1 mũi Astrazeneca được gần 2 tháng. Lúc đầu chích về nó không có triệu trứng nóng, sốt. Nhưng vài ngày sau bị lạnh vùng ngực. Đi khám trong trạm y tế nói bị hạ canxi, cho viên sủi cam về uống thì đã hết triệu trứng lạnh vùng ngực. Nhưng lại xuất hiện triệu trứng khác như lâu lâu nặng ngực giống như bị đè trái tràm. 1 ngày có 1-2 lần triệu chứng như vậy. Khi mặc áo ngực thì cảm nhận rõ hơn nhưng một lát là hết. Lúc bị vậy em tui không bị khó thở, không nhói tim. Xin bác sĩ cho hỏi vậy là sao ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn, từ thời điểm tiêm ngừa tính đến nay đã 2 tháng thì các vấn đề em gái bạn đang gặp phải không liên quan đến vắc xin.

Cảm giác nặng ngực có nhiều nguyên nhân, em gái bạn nên đi khám tổng quát để kiểm tra về: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết... hay do tâm lý lo lắng quá.

Trước mắt nếu chưa đi khám được thì có thể tập các bài tập thở nhé:

BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng: Tập phục hồi chức năng cho người đang và đã mắc COVID-19

TS Nguyễn Như Vinh: Hướng dẫn các tư thế giảm khó thở cho F0 tại nhà

PGS Nguyễn Thị Bay: Chuyên gia hướng dẫn tập thở cho F0 tại nhà

6. Hắt hơi, sổ mũi nhiều lần trong tháng, là bị sao ạ?

Bông Nguyễn: Mình muốn bác tư vấn cho chồng mình hiện tại 31 tuổi, 1 tháng bệnh cảm thường xuyên, không bị sốt, chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, bị rất nhiều lần trong tháng. Nhờ bác sĩ tư vấn dùm ạ.

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn, nếu tháng nào cũng hắt hơi sổ mũi thì có thể là bệnh viêm mũi dị ứng.

Bệnh này nếu rửa mũi đúng cách có thể giảm được 70%. Bạn tham khảo hướng dẫn của BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng nhé: Làm sao để bệnh viêm mũi dị ứng mau khỏi, ít tái phát?

7. Đạp xe đạp và tập Aerobic có quá sức với người U60?

Khánh Hòa: Bác sĩ cho em hỏi, má em 59 tuổi, sáng má em đạp xe đạp 20 phút, sau đó tập Aerobic 45 phút. Chiều lại má em đạp xe đạp 30 phút. So với tuổi má em, tập vậy có quá sức không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Cách đơn giản để biết mẹ bạn có tập quá sức hay không: nếu tập không thấy khó thở nhiều, tập vừa xong nói chuyện không ngắt quãng tức là tập vừa sức.

Còn muốn biết chính xác mức độ tập như thế nào là vừa sức với mẹ bạn thì cần làm nghiệm pháp CPET nhé: Nghiệm pháp CPET: Ngăn ngừa đột tử khi tập luyện quá sức

8. Ăn mỡ heo có bị giảm nồng độ Testosterone?

Trung Tran: Dạ bác sĩ ơi cho em hỏi làm mình ăn mỡ heo có bị giảm nồng độ testosterone không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào em, mam giới béo phì thường mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa dẫn tới lượng hormon của nam giới (testosterone) giảm.

Nhưng nguyên nhân gây béo phì rất đa dạng, không phải chỉ do ăn mỡ heo gây ra nhé.

Nếu em ăn mỡ heo với một lượng vừa phải, đồng thời siêng tập thể dục thì mỡ heo không phải vấn đề đáng lo ngại.

9. Mổ xương đòn và xương bàn ngón 1, bao lâu lành lại?

Tuấn Nguyễn: Em ngã xe, mổ xương đòn với xương bàn ngón 1. BS cho em hỏi bao lâu thì lành xương, khoảng bao lâu em có thể đi làm lại được ạ. Em làm tư vấn bán hàng thời trang mỹ phẩm, nên không phải làm nặng, chủ yếu em đứng với đi lại thôi ạ. Em đi xe máy nhưng có người đèo ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Nếu chỉ đứng, đi lại, và ngồi sau xe máy thì khi nào em thấy hết đau, thấy khỏe thì tiếp tục công việc được.

Còn thời gian lành xương thì em tham khảo bài trả lời của BS Thục Lan nhé: Sau khi phẫu thuật xương khớp, bao lâu xương lành, bao lâu được vận động?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X