Hotline 24/7
08983-08983

Răng khểnh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Răng khểnh có duyên với quan điểm của nhiều người, tuy nhiên, gây mất thẩm mỹ trong cái nhìn y khoa, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu… Đó là những chia sẻ của BS.CK1 Phan Bá Ngọc - Giám đốc Phòng khám Nha khoa Hạnh Phúc.

1. Răng khểnh làm ảnh hưởng chức năng ăn nhai, cản trở vệ sinh răng miệng

Nhiều người cảm thấy có một chiếc răng khểnh là điều may mắn vì nó có duyên. Tuy nhiên, với cái nhìn của nha khoa thì xin BS cho biết răng khểnh có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng của người sở hữu?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Răng khểnh là răng mọc lệch. Cụ thể, bình thường, con người sẽ có một hàm răng đều, tuy nhiên, răng số 2 và răng số 3 (răng nanh) bị lệch khỏi cung hàm.

Trong nha khoa, răng khểnh (răng lệch lạc), là chiếc răng bị lỗi trong quá trình phát triển hàm răng, mọc lệch khỏi quỹ đạo của cung hàm vốn có.

Răng khểnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khi lệch khỏi cung hàm, làm ảnh hưởng và giảm chức năng ăn nhai ở vùng răng khểnh, hàm trên không đụng hàm dưới so với bình thường.

Khi răng khểnh làm khung hàm không đều, ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng, tạo nhiều ngóc ngách dẫn đến đánh răng không kỹ, không hết vùng có răng khểnh. Những vấn đề gặp phải nếu không vệ sinh sạch vùng có răng khểnh như: xuất hiện vôi răng, dễ sâu răng, dễ viêm nướu, viêm nha chu… Bên cạnh đó, khi có răng khểnh sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong cái nhìn y khoa.

2. 9% vị trí răng nanh là răng khểnh

Răng nanh và răng khểnh có phải là một không ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Răng khểnh là loại răng lệch khỏi cung hàm, thường gặp ở răng số 2 và răng số 3 (răng nanh), trong đó, 9% vị trí răng nanh là răng khểnh. Theo quan điểm về răng nanh và răng khểnh, vì trong quá trình phát triển răng, răng số 3 thường thay gần cuối cùng, do đó, khi cung hàm không đủ diện tích, các răng còn lại đã chiếm chỗ, bắt buộc răng nanh khi mọc lên phải ở vị trí khác, từ đó trở thành răng khểnh.

3. Răng khểnh không bắt buộc phải nhổ

Có phải răng khểnh nào cũng cần phải nhổ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Răng khểnh (răng số 3 - răng nanh) được coi là “cái hồn” của hàm răng, một hàm răng của người bình thường, có răng số 3 sẽ đẹp hơn. Răng khểnh chỉ nhổ khi viêm, sâu răng quá mức… Nếu không gây ảnh hưởng, không cần nhổ răng số 3.

Trường hợp mong muốn đưa răng về đúng vị trí, có thể tìm đến phương pháp niềng răng về vị trí cung hàm để thực hiện đúng chức năng của răng này.

4. 2 phương pháp đưa răng khểnh về đúng vị trí

Hiện nay có những phương pháp gì giúp răng khểnh đều lại?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Có hai phương pháp đưa răng khểnh về đúng vị trí cung hàm, làm đều răng, giúp nụ cười tròn đều, bao gồm:

Phương pháp tối ưu nhất, thường được áp dụng là chỉnh nha (niềng răng). Khi thực hiện niềng răng, nha sĩ sẽ tạo khoảng và đưa răng khểnh về đúng cung hàm của nó.

Phương pháp thứ hai, chỉ áp dụng cho răng khểnh nhẹ là làm răng sứ. Nha sĩ sẽ mài răng và đưa về đúng cung hàm tròn.

Tuy nhiên, trong hai phương pháp trên, việc làm răng sứ không được khuyến khích quá phổ biến, chỉ áp dụng trong trường hợp răng khểnh nhẹ, còn phương pháp được nha sĩ ưu tiên, khuyến cáo nên thực hiện là chỉnh nha để đưa răng khểnh về đúng vị trí.

5. Muốn giữ răng khểnh phải chăm sóc răng miệng kỹ hơn bình thường

Với người có răng khểnh nhưng không muốn chỉnh sửa thì họ cần làm gì phòng ngừa những bất lợi về sau?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Răng khểnh là chiếc răng bị lệch khỏi cung hàm dẫn đến khó khăn trong vệ sinh răng miệng. Trường hợp một số người muốn giữ lại răng khểnh, phải chú ý đến vệ sinh răng miệng kỹ hơn bình thường: phải đánh răng kỹ, đúng và đủ; dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng; khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng khỏe mạnh.

6. Có thể làm răng khểnh giả bằng phương pháp bọc răng sứ

Người yêu thích răng khểnh muốn trồng răng khểnh giả thì có được không ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Có thể trồng thêm răng khểnh giả. Một số người mong muốn có răng khểnh, có thể thực hiện biện pháp bọc răng sứ, trong quá trình làm, kỹ thuật viên sẽ đắp thêm để tạo thành răng khểnh, tuy nhiên, quá trình làm phải đảm bảo kỹ thuật để giữ được chức năng ăn nhai, đủ khớp cắn bên dưới, hạn chế việc thức ăn bị nhét vào kẽ răng, ngăn ngừa sâu răng xuất hiện.

Việc tạo răng khểnh bằng phương pháp bọc sứ phải có chỉ định của bác sĩ, nếu không đảm bảo được sức khoẻ răng miệng, khuyến cáo không nên làm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X