Hotline 24/7
08983-08983

Phác đồ điều trị gãy 2 xương cẳng tay

Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy quan trọng cho nên nếu điều trị còn di lệch sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng sấp ngửa của hai xương quay và trụ.

Dưới đây là phác đồ điều trị gãy 2 xương cẳng tay của BV Nhi đồng Thành phố, AloBacsi xin được giới thiệu:

I. ĐỊNH NGHĨA:
- Là gãy của thân 2 xương cẳng tay.
- Chiếm tỷ lệ 3% - 6% tổng số ca gãy xương ở trẻ em, trong đó 75% gãy ở 1/3 dưới.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Công việc chẩn đoán:


1.1. Hỏi bệnh:

- Cơ chế chấn thương: Té chống bàn tay, hay té chống khuỷu? Lực tác động trực tiếp vào cẳng tay?
- Thời điểm chấn thương, xử trí ban đầu.
- Môi trường nơi xảy ra tai nạn.

1.2. Khám lâm sàng:

- Dấu hiệu chắc chắn gãy xương: biến dạng cẳng tay, cử động bất thường, lạo xạo xương.
- Gãy hở hay gãy kín?
- Đánh giá độ gãy hở theo Gustilo: I, II, IIIA, IIIB, IIIC.
- Khám phát hiện biến chứng:
+ Mạch máu: mất mạch quay.
+ Thần kinh: giảm cảm giác, mất vận động.
+ Chèn ép khoang: sưng, đau cẳng tay dù đã bất động.

2. Cận lâm sàng:

- X-quang: Cẳng tay thẳng, nghiêng, đánh giá độ di lệch được chấp nhận:


- Siêu âm Doppler khi nghi ngờ tổn thương mạch máu.

3. Chẩn đoán:

Xác định: Lâm sàng + X quang.
Gãy kín/hở, vị trí, độ di lệch, thời gian, biến chứng.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị:

- Xử trí cấp cứu
- Điều trị đặc hiệu
- Phục hồi chức năng

2. Xử trí cấp cứu:

- Xử trí cấp cứu theo ABC.
- Sơ cứu ban đầu: nẹp cố định.

3. Điều trị đặc hiệu:


3.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

- Paracetamol 10 - 15mg/kg TMC.
- Kháng sinh khi phẫu thuật mở ổ gãy, môi trường chấn thương bẩn hay cơ địa bệnh nhân dễ nhiễm trùng: Cephazolin hoặc Cefoxitin.
- Tổng phân tích tế bào máu bằng laser, chức năng đông máu.

3.2. Phẫu thuật:

3.2.1. Chỉ định phẫu thuật:
- Gãy hở.
- Có tổn thương mạch máu và thần kinh.
- Gãy di lệch ngoài mức chấp nhận được.
- Nắn kín thất bại.

3.2.2. Phương pháp:
- Cắt lọc khi có gãy hở.
- Phẫu thuật kết hợp xương: xuyên đinh dưới màn tăng sáng, nẹp vis, bất động ngoài.

3.3. Điều trị bảo tồn:
3.3.1. Nắn bó bột có gây mê dưới màn hình tăng sáng:
- Chỉ định: khi ổ gãy đủ vững dù không kết hợp xương.
- Kỹ thuật: Bó bột cánh bàn tay (bột liền), xẻ dọc bột chữ T sau bó nếu cần.
3.3.2. Bó bột không nắn:
- Chỉ định: khi ổ gãy không di lệch.
- Kỹ thuật: Bó bột cánh bàn tay (bột liền), xẻ dọc bột chữ T sau bó nếu cần.

4. Hỗ trợ:

- Giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen ± Morphin.
- Trường hợp gãy hở: Cefotaxim ± Gentamycin.
- Tiêm ngừa uốn ván theo phác đồ.

IV. THEO DÕI:

1. Tháo bột sau 6-8 tuần tùy tuổi bệnh nhân.
2. Rút dụng cụ kết hợp xương khi X quang xác định lành xương.
3. Vật lý trị liệu: các hoạt động đơn giản.
- Lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngửa cẳng tay sau điều trị.
- Dặn dò bé và gia đình tránh té ngã kẻo gãy lại trong vòng 6 tháng, có thể mang nẹp vải cẳng bàn tay thêm vài tháng.
4. Theo dõi biến chứng:
- Chèn ép bột, chèn ép khoang: Đau kém đáp ứng thuốc giảm đau, sưng nhiều, tím tái đầu ngón.
- Gãy lại, can lệch, khớp giả: mổ kết hợp xương lại hoặc nắn bó bột lại.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X