Ô nhiễm không khí ở mức báo động, làm sao để không gian sống trở nên trong lành?
ThS.BS Trần Thị Thúy Tường - Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, tình hình ô nhiễm tại các thành phố lớn đặc biệt nghiên trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Việc trang bị thiết bị lọc không khí là điều rất hữu ích giúp chúng ta vừa lọc không khí, vừa giảm tình trạng vi khuẩn trong nhà, cũng như nấm mốc,…
1. Nguyên nhân nào khiến không khí đô thị ngột ngạt, chất lượng không khí luôn ở mức báo động?
Bầu không khí tại các đô thị lớn ngày càng bị bao phủ bởi khói bụi và các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người dân. Xin hỏi BS, nguyên nhân nào khiến không khí đô thị ngột ngạt, chất lượng không khí luôn ở mức báo động đỏ, tím như vậy ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Thời gian gần đây, tình hình ô nhiễm tại các thành phố lớn đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Các tác nhân dẫn đến môi trường ô nhiễm:
- Mật độ dân cư đông đúc, đặc biệt giờ tan tầm giao thông trên đường phố rất nhiều, xe cộ chính là tác nhân thải ra các khí CO2, bụi mịn.
- Khu công nghiệp xung quanh các thành phố lớn cũng là tác nhân quan trọng thải ra các khí ô nhiễm, bụi mịn PM2.5 - những chất có thể tác động trực tiếp vào đường hô hấp, đi sâu vào các nhánh phế quản và phế nang, thậm chí đi vào dòng máu gây ra những tác động như bệnh lý về đường hô hấp, làm độc hại lên rất hiều cơ quan.
2. Môi trường trong nhà bị tác động thế nào trước ô nhiễm không khí?
Hầu hết mọi người đều tin rằng, ô nhiễm không khí chỉ tác động đến không gian bên ngoài, còn ở nhà là an toàn vì chúng ta mỗi ngày đều đóng kín cửa.
- Thực tế, môi trường sống trong nhà của chúng ta bị tác động như thế nào trong bối cảnh ô nhiễm môi trường luôn ở mức cảnh báo tại các khu vực thành thị ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Rất nhiều người tin rằng ô nhiễm môi trường chỉ tác động đến môi trường bên ngoài. Tuy nhiên bụi mịn với kích thước rất nhỏ, các cửa sổ vẫn có khe hở và không thể cản được bụi mịn.
Do đó môi trường trong nhà vẫn ảnh hưởng rất nhiều bởi các tác nhân nhỏ hơn 2.5 và vẫn có thể len lỏi vào trong nhà và đi sâu vào đường hô hấp của chúng ta.
Ngoài ra, các tác nhân khác như vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân kích ứng trên đường hô hấp vẫn có thể tồn tại trong nhà.
3. Loại hình nhà ở nào sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất bởi ô nhiễm không khí?
Loại hình nhà ở nào sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất bởi ô nhiễm không khí, thưa BS?
- Tại các thành thị, ở chung cư được xem là xu hướng lựa chọn vì các tiện ích mang lại. Xin hỏi BS, so với các loại hình nhà ở khác thì mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên căn hộ, chung cư như thế nào? Ở tầng cao liệu không khí có trong lành hơn tầng thấp?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Những thành phố lớn, chỉ số ô nhiễm môi trường thường cao vào những tháng mùa đông. Khi thời tiết lạnh, không khí không thể chuyển đổi được và khi lạnh những bụi mịn sẽ lắng đọng ở những tầng thấp của không khí và khi nắng nóng ấm lên mới luân chuyển được lên trên những tầng cao.
Những nhà ở tầng thấp (dưới tầng 5) bụi mịn hầu như không thoát lên được nên gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nhà chung cư từ tầng 10 trở lên có thể giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên thành phố chúng ta ở gần các khu công nghiệp nên khói công nghiệp vẫn đi lên tầng cao và gây ảnh hưởng.
4. Tác nhân hiện diện bởi ô nhiễm không khí trong nhà gồm những gì?
Các tác nhân hiện diện trong ô nhiễm không khí trong nhà gồm những gì, thưa BS? Trong đó, những tác nhân nào len lỏi từ bên ngoài vào ngôi nhà và tác nhân nào xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt, vật dụng của chúng ta ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Những tác nhân từ bên ngoài len lỏi vào nhà là các khí độc hại như bụi mịn, CO2, NO, khí thải xe cộ,…
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh nhà cửa, nấm mốc, bụi, vi khuẩn,… cũng có thể sản xuất ra nhiều bụi mịn.
Nếu về quê hay đi du lịch khoảng 1 tuần bụi sẽ bám rất nhiều trên các bề mặt. Nên dù có đóng hết cửa thì vẫn không thể loại bỏ hết bụi mịn và ô nhiễm môi trường.
5. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe?
Việc chúng ta sinh sống lâu dài trong điều kiện ô nhiễm không khí như vậy sẽ tác động ra sao đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tai mũi họng nói riêng, thưa BS? Khi đó, cơ thể sẽ phát đi những tín hiệu nào cho thấy ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng đến sức khỏe ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Thời gian gần đây, tình trạng bệnh lý hô hấp đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em và thậm chí cả người lớn.
Tỷ lệ những bệnh nhân ho kéo dài rất lâu. Trước đây, bệnh nhân đến nói rằng tôi chỉ ho, cảm 1 - 2 ngày hoặc 3 - 4 ngày sẽ tự hết, nhưng sau một đợt cảm hầu hết các bệnh nhân ho kéo dài nhiều.
Điều này một phần ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí và tác động đến đường hô hấp, mũi xoang, hầu họng, làm gia tăng tỷ lệ bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cũng như viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Bụi mịn có thể len lỏi vào máu, những bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet sẽ gây biến đổi gen, tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư về hô hấp, cũng như các cơ quan khác. Nên việc ngăn cản bụi mịn là vấn đề rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về đường hô hấp:
- Triệu chứng kinh điển của vấn đề về hô hấp: Ho, ho kéo dài, sốt, đau ngực, cảm giác khó thở
- Các vấn đề khác: Khó kiểm soát về huyết áp, rối loạn mỡ máu.
Ô nhiễm môi trường tác động đến cả cơ thể, tất cả các tế bào và gây ảnh hưởng đến chuyển hóa. Nên khi có các dấu hiệu báo động nên đi khám để tầm soát các bệnh lý về hô hấp.
6. Giải pháp nào nhằm ngăn chặn tối đa ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe?
Đứng trên phương diện y học, theo BS, chúng ta có những giải pháp nào nhằm ngăn chặn tối đa ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe, đặc biệt là trong môi trường nhà ở - nơi chúng ta dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Để bảo vệ sức khỏe trong môi trường ô nhiễm:
- Bảo vệ bên ngoài: Khi ra ngoài nên mang khẩu trang có thể lọc được bụi mịn.
- Môi trường trong nhà: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Nếu không ngăn được các tác nhân ô nhiễm nhỏ hơn 2.5 micromet nên trang bị thiết bị lọc không khí, đặc biệt là lọc các hạt nhỏ 0.01 micromet (trực tiếp đi vào dòng máu) sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh lý đường hô hấp, cũng như nhiều cơ quan khác.
7. Nên lựa chọn máy lọc không khí như thế nào để loại bỏ các tác nhân ô nhiễm không khí?
Máy lọc không khí là lựa chọn hữu hiệu nhất để bảo vệ không gian sống trong lành.
- Vậy, nên lựa chọn máy lọc không khí như thế nào để loại bỏ được các tác nhân ô nhiễm không khí?
- Đặc biệt là những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà như nấm mốc, khói thải từ căn hộ chung cư do nấu nướng, hạt bụi ẩn nấp trong các vị trí ít vệ sinh, mùi và lông thú cưng… Máy lọc không khí liệu có giúp giải quyết nỗi lo này, thưa BS?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí, mỗi máy lọc không khí sẽ có mỗi chức năng khác nhau, tuy nhiên chức năng quan trọng nhất là lọc được bụi mịn.
Trong thành phố chúng ta ô nhiễm môi trường rất cao và tỷ lệ bụi mịn luôn đạt ở mức nguy hại cho sức khỏe. Màng lọc HEPA sẽ giúp lọc các hạt nhỏ hơn 0.01 micromet, đây là mang lọc tiêu chuẩn, đem lị lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Ngoài ra có thể lựa chọn các thiết bị lọc không khí có chức năng như than hoạt tính, nano hoặc ion âm sẽ hỗ trợ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi trong nhà.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn các thiết bị phù hợp với không gian sinh sống.
8. Công nghệ UV nano, Ion âm, cùng các màng lọc HEPA, than hoạt tính có tác dụng thế nào?
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy lọc không khí ngày càng chất lượng khi được trang bị các công nghệ hiện đại như công nghệ UV nano, Ion âm, cùng các màng lọc HEPA, than hoạt tính.
- Từ góc độ y học, nhờ BS giải thích cho khán thính giả hiểu thêm, những công nghệ này sẽ mang lại giá trị như thế nào đối với việc giải quyết các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn máy lọc không khí:
- Lọc được bui mịn: Các thiết bị như màng lọc HEPA có thể lọc được bụi mịn 0.01 micromet, còn các loại khác hầu như không lọc được.
- Lọc được vi khuẩn: Than hoạt tính là yếu quan trọng giúp tiêu diệt và loại bỏ bớt vi khuẩn. Ngoài ra, công nghệ nano và ion phối hợp thêm sẽ hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn.
- Lọc được nấm mốc.
9. Cách để bảo vệ sức khỏe khi chất lượng không khí ô nhiễm?
Em đang làm việc và sinh sống ở TPHCM. Em theo dõi chỉ số chất lượng không khí mỗi ngày và gần đây lúc nào cũng ở mức báo động đỏ. Nhờ BS hướng dẫn giúp em cách để bảo vệ sức khỏe khi chất lượng không khí tệ như vậy ạ? Súc rửa mũi họng hằng ngày khi từ ngoài về liệu có nên không, thưa BS?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Thời gian gần đây chỉ số AQI rất cao, báo động đỏ đối với những trường hợp có vấn đề về hô hấp.
Từ 6 - 10 giờ là thời gian nồng độ ô nhiễm môi trường cao nhất. Tiếp theo là thời gian tan tầm đi làm về từ 16 - 20 giờ.
Để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường:
- Trang bị khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.
- Khi về nhà việc đóng cửa không ngăn được bụi mịn PM2.5 chỉ ngăn được các kích thước lớn trên 10 micromet nên có thể trang bị thiết bị lọc không khí lọc được bụi mịn thì vẫn có thể mở cửa và thoải mái hơn.
10. Không khí lúc nào là ô nhiễm nhất?
Em sống 1 mình trong căn hộ dạng studio, đi làm cả ngày nên nhà đóng kín cửa suốt. Nhiều khi đi làm về mà nhà cửa ngột ngạt quá cũng thấy mệt mỏi hơn. Em phải làm sao để khắc phục vấn đề này ạ? Buổi tối tắt nắng mặt trời rồi thì em có nên mở cửa ra cho thoáng khí không ạ?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Buổi trưa từ 10 - 15 giờ là thời gian nồng độ bụi mịn thấp nhất vì nắng lên. Khi có nắng ấm sẽ thay đổi đối lưu của dòng không khí, lúc đó bụi mịn sẽ bốc lên cao. Việc về nhà khoảng 18 - 19 giờ tối không khí vẫn còn ô nhiễm.
Khi ở trong căn hộ dạng studio, đi làm về vẫn thấy bụi lắng đọng rất nhiều trong nhà nên việc trang bị thiết bị lọc không khí là điều rất hữu ích giúp chúng ta vừa lọc không khí, vừa giảm tình trạng vi khuẩn trong nhà, cũng như nấm mốc,… đem lại lợi ích rất cao.
11. Nên đặt máy lọc không khí ở khu vực nào trong nhà?
Tôi sống ở chung cư. Ban ngày thì không sao, nhưng tan tầm nhà nhà nấu ăn, dọn rửa là các loại mùi xộc thẳng vào nhà. Nhà tôi không có ban công, chỉ có cửa sổ vừa vừa nên các loại mùi càng bám lâu hơn nữa.
- Xin hỏi BS, khi sử dụng máy lọc không khí thì nên đặt vị trí ở khu vực nào trong nhà ạ?
- Nhà tôi không gian nhỏ nên tôi mua máy của hãng LG, nhỏ gọn - đẹp mắt như vật dụng trang trí và có màng lọc HEPA, quay 360 độ. Như vậy đặt một chỗ liệu có đủ để lọc sạch không gian sống trong nhà, thưa BS?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Tùy kích thước của căn hộ sẽ lựa chọn dụng cụ phù hợp, có các thiết bị có thể lọc được không gian khoảng 30m hoặc hơn. Hiện tại, máy lọc không khí có thể xoay 360 độ và để ở những vị trí dễ nhìn thấy như phòng khách vẫn có thể lọc được không khí ở không gian như nhà bếp.
Máy lọc không khí thế hệ mới hoàn toàn có thể lọc được mùi nên có sẽ có được không gian tương đối sạch sẽ và dễ chịu, không bị bám mùi thức ăn,…
Nếu phòng hẹp có thể lựa chọn vị trí như phòng khách, gần nhà bếp vẫn đem lại sự đẹp mắt cho căn phòng và có thể lọc được bụi mịn. Ngoài ra, phòng ngủ cũng là không gian quan trọng.
12. Sử dụng máy lọc không khí sao cho đúng?
Thưa BS, căn chung cư tôi mua đã lâu, nay hay thấm nước vào tường gây mùi ẩm mốc khó chịu. Hít phải nấm mốc lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe như như thế nào, thưa BS?
- Đặt máy lọc không khí trong nhà có màng lọc HEPA liệu có thanh lọc được tác hại của mùi nấm mốc này?
- Khi sử dụng thì tôi thường bật máy đến khi tín hiệu báo xanh thì tắt. Làm như vậy có đúng không ạ, hay nên để máy hoạt động liên tục, thưa BS?
ThS.BS Trần Thị Thùy Tường trả lời: Máy LG về hệ thống lọc tự động và có cảm ứng mùi, cảm ứng nồng độ bụi trong nhà, khi đã đảm bảo chất lượng không khí máy sẽ chuyển sang chế độ giảm quạt để tiết kiệm năng lượng. Nên khi thấy máy chuyển sang màu xanh (không khí đã trong lành) không cần thiết phải tắt máy.
Trân trọng cảm ơn ThS.BS Trần Thị Thúy Tường và LG Việt Nam đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình