Nuốt nghẹn, tức ngực, khó thở… triệu chứng đau tim hay đau dạ dày?
Nuốt nghẹn thường xuyên, ăn gì cũng khó, cảm giác đau tức ngực, khó thở khiến không ít người lầm tưởng mắc bệnh tim mạch. Đến khi thăm khám, mới phát hiện là triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Trong bài viết dưới đây, ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Khoa Nội tiêu hoá, Bệnh viện nhân dân 115 TPHCM sẽ có những chia sẻ hữu ích về vấn đề này.
1. Nuốt nghẹn, tức ngực, khó thở đều là triệu chứng của bệnh đau dạ dày?
Thực tế, trong quá trình công tác, BS có gặp những trường hợp nhầm lẫn giữa bệnh lý ở dạ dày thực quản và các tình huống tim mạch cần cấp cứu?
ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Trên thực tế, các bệnh lý có biểu hiện rất đa dạng. Đặc biệt ở những đối tượng bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh lý đồng mắc như tiểu đường, tim mạch,... Ở nhóm bệnh nhân này, xuất hiện một số triệu chứng biểu hiện ở các vị trí cần phải phân biệt. Đôi khi, triệu chứng bệnh xuất hiện ở những vị trí hoàn toàn khác, không liên quan khiến người bệnh không thể suy đoán được.
Trong bệnh lý về tiêu hoá, hầu hết các trường hợp đều đau ở vùng thượng vị (dạ dày), xác định từ vùng mũi ức đến trên rốn. Vị trí này rất điển hình của một số bệnh lý về tiêu hoá, đặc biệt là các bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, các triệu chứng tại những vùng này là dấu hiệu quan trọng cần lưu ý cho người bệnh có nguy cơ cao. Đặc biệt, nhóm người bệnh trên 65 tuổi, dấu hiệu khởi phát đau ở vùng thượng vị này đôi khi còn là biểu hiện của một tình trạng tim mạch cần phải cấp cứu. Là một biểu hiện của tình trạng nhồi máu cơ tim, do tim ảnh hưởng đến nhiều vùng trong cơ thể.
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu ở vùng hoành, triệu chứng xuất hiện không phải của cơn đau thắt ngực điển hình. Đó là dấu hiệu của cơn đau ở vùng thượng vị kèm theo những triệu chứng tiêu hoá khác. Làm cho người bệnh nhầm lẫn đó là triệu chứng của đường tiêu hoá và bỏ qua. Đối với các bác sĩ lâm sàn hoặc những bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm vẫn có thể nhầm lẫn và bỏ sót nếu như không lưu ý.
2. Các triệu chứng thường gặp và dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch?
Bệnh lý nào thường gặp trong hệ tiêu hóa là dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch, như nhồi máu cơ tim nhất, thưa BS?
ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Một trong những điều người bệnh cần phải thận trọng là nếu có triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình ở bệnh lý nhồi máu cơ tim. Thông thường, ở người bệnh mắc hội chứng mạch vành cấp, có kiểu đau ngực điển hình. Bệnh nhân sẽ mô tả như những cơn đau xoắn vặn, đè ép ở vùng ngực gây cảm giác khó chịu.
Cơn đau lan dần qua bên trái, có khi lan lên vai, lên cổ và sau cùng là lan lên cánh tay bên trái. Sau đó, cơn đau lan xuống tiếp ngón trỏ hay ngón áp út, trong trường hợp này bệnh nhân có kèm theo những triệu chứng mệt mỏi khác. Ví dụ vật vả, vả mồ hôi, khó thở và đôi khi có biểu hiện của tình trạng tuột huyết áp.
Cơn đau ngực khi xảy ra sẽ kéo dài khoảng hơn 15 phút. Trong y học cho rằng nếu người bệnh được ngậm loại thuốc giãn mạch vành (Nitroglycerin), sau khi dùng thuốc sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng đau thắt ngực. Đây là trường hợp điển hình của một cơn đau có liên quan đến bệnh lý mạch vành hay còn gọi là nhồi máu cơ tim. Trong nhóm bệnh lý đường tiêu hoá cũng có triệu chứng đau ngực (đau ngực không do tim) liên quan đến các vấn đề về dạ dày và thực quản.
Xem thêm: Các ca mắc sốt rét tăng đột biến, có bất thường hay không?
Cơn đau ngực thường xảy ra và kéo dài hơn một giờ, thường nhất là sau khi ăn. Tình trạng này đáp ứng với một số nhóm thuốc kháng axit, đặc biệt là nhóm PPI. Nếu có biểu hiện đau vùng thượng vị ở người bệnh lớn tuổi cần phải lưu ý. Do ở vùng này có một thể được gọi là nhồi máu cơ tim vùng hoành, người bệnh đau ở vùng thượng vị kèm theo triệu chứng vật vả, khó thở và huyết áp tuột, bắt buộc cần phải được chẩn đoán để loại trừ nhồi máu cơ tim.
3. Dấu hiệu nhận biết giữa tình trạng đau dạ dày và tim mạch
Theo quan sát và đánh giá của BS, đâu là các dấu hiệu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn nhất giữa các tình trạng dạ dày và bệnh tim mạch cần cấp cứu này ạ?
ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Khi bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, cần phải phân biệt được đâu là cơn đau ngực do bệnh lý tiêu hoá hoặc đau ngực do những cơ quan khác, đặc biệt đau ngực do tim. Với những bệnh nhân đau ngực do trào ngược dạ dày, là tình trạng axit từ trong dạ dày trào lên thực quản qua cơn đau thắt thực quản dưới. Tình trạng này bị ảnh hưởng bởi phản xạ của hệ thần kinh được gọi là dây thần kinh lang thang (dây thần kinh số 10). Chính phản xạ này làm cho người bệnh có cảm giác đau, tức ngực.
Trong những trường hợp bệnh nhân bị đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản có kèm theo sự rối loạn về vận động của thực quản, cũng như rối loạn co thắt của tăng vị, là nơi nối giữa thực quản và dạ dày. Ở người bệnh đau ngực do trào ngược dạ dày, đa phần sẽ kèm theo các triệu chứng nóng, rát ở vùng thượng vị. Hầu như những biểu hiện này không lan điển hình như đau ngực qua tim.
Những trường hợp đau ngực do bệnh lý về tim mạch, cơn đau ngực được miêu tả người bệnh sẽ có cảm giác như bị đè nén, xoắn vặn rất khó chịu ở vùng thực quản, đau lệch sang bên trái. Từ đó, hướng lan của cơn đau ngực sẽ rất điển hình. Người bệnh sẽ có cảm giác cơn đau lan từ ngực lên vai, lên cổ, đồng thời đi xuống mạch trong của cánh tay bên trái và lan xuống dọc theo bàn tay, cuối cùng lan xuống ngón trỏ. Những cơn đau ngực này luôn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó thở, vật vã, thậm chí bệnh nhân có thể ngất đi và tuột huyết áp.
4. Thời gian theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng
Khi xảy ra các dấu hiệu nuốt nghẹn, tức ngực, cần theo dõi trong bao lâu và khi nào thì nên đến bệnh viện, thưa BS?
ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Thông thường khi xảy ra cơn đau ngực, sẽ xuất hiện một phản xạ, làm cho bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động thực quản. Đôi khi, bệnh nhân sẽ có biểu hiện buồn nôn hoặc có cảm giác nuốt nghẹn. Tuy nhiên, hầu hết cơn đau ngực do bệnh lý về tim mạch nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái cần phải cấp cứu, thậm chí có thể ngất hoặc đột tử.
Đối với trường hợp đau ngực do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, cơn đau ngực sẽ có vị trí lan không điển hình, chỉ đơn thuần là có cảm giác nóng rát hoặc đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn. Với những biểu hiện đau ngực do bệnh lý trào ngược dạ dày thông thường, bệnh nhân có thể đáp ứng với những xử trí thông thường. Ví dụ bệnh nhân có thể uống một ngụm nước nóng để giảm tình trạng đau hoặc sử dụng một số loại thuốc có sẵn như nhóm thuốc có thành phần Antacid, Azinatantacid hay nhóm thuốc chữ P (Phosphalugel).
Xem thêm: Các thực phẩm dành cho người thiếu máu
Sau khi dùng thuốc, có thể làm dịu đi cơn đau và nhanh chống được cải thiện. Thông thường, đau ngực không có biểu hiện vật vã hay cảm giác sắp ngất, tuộc huyết áp hay khó thở giống như biểu hiện ở bệnh lý tim mạch.
5. Những vấn đề cần lưu ý để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày
Để hạn chế tình trào ngược dạ dày thực quản tái phát, người bệnh cần chú ý những vấn đề gì?
ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Trào ngược dạ dày thực quản là một nhóm bệnh lý, như một vòng lẫn quẫn do cơ chế của nhóm bệnh lý này. Vì vậy, trào ngược dạ dày thực quản dễ xuất hiện cũng dễ biến mất nhưng hay tái phát, do sự rối loạn bất thường về co thắt thực quản dưới. Cho đến thời điểm hiện nay, đã ghi nhận nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản không rõ ràng, mặc dù những yếu tố thúc đẩy dẫn đến bệnh lý rất nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh việc kiểm soát bằng thuốc, người bệnh cần phải kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này giúp cho tình trạng trào ngược được cải thiện và kéo dài thời gian tái phát. Nếu không thể kiểm soát tốt được bằng thuốc uống hoặc thay đổi lối sống và thực phẩm hằng ngày, nguy cơ tái phát trào ngược dạ dày rất dễ xảy ra. Đó là lý do vì sao trào ngược dạ dày rất khó điều trị.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình